Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Cách nhận biết nhóm máu

Cách nhận biết nhóm máu

Chia sẻ:

Cách nhận biết nhóm máu là việc làm rất cần thiết để đảm bảo tính tương thích trong những trường hợp cho – nhận máu hoặc để đánh giá nguy cơ không tương thích giữa nhóm máu của mẹ và con để có phương pháp can thiệp kịp thời. Vậy, đâu là cách nhận biết nhóm máu chính xác hiện nay?

Khi nào cần xác định chính xác nhóm máu?

Bạn cần tiến hành xét nghiệm máu để xác định nhóm máu trong các trường hợp sau:

Xác định chính xác nhóm máu của người cho và người nhân trước khi truyền máu. Điều này có vai trò quyết định đến tính mạng của người nhận máu. Nguyên nhân là do:

Tìm kiếm trên Google

Cách nhận biết nhóm máu

Khi truyền máu cần xác định chính xác các nhóm máu cho và nhận để kháng nguyên (bất cứ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng) và kháng thể (hệ miễn dịch của người nhận sản sinh để chống lại các tác nhân gây bệnh) tương ứng gặp nhau.

Thực hiện sai nguyên tắc này sẽ dẫn đến các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và tử vong.

  • Xét nghiệm máu để biết nhóm máu của người muốn hiến tạng, tủy xương, mô nhằm đánh giá độ tương thích giữa người hiếm tặng và người nhận.
  • Xét nghiệm máu để xác định huyết thông.
  • Ở những phụ nữ muốn có con thì xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá được độ tương thích giữa các yếu tố có trong máu giữa mẹ và con.

Việc chủ động xét nghiệm máu nhằm biết chính xác nhóm máu của mỗi người là điều rất quan trọng. Trong trường hợp cấp cứu, điều này có thể giúp cứu sống chính bản thân bạn và những người xung quanh.

Các cách nhận biết nhóm máu hiện nay

* Thực hiện kiểm tra qua các thiết bị xác định nhóm máu

Chuẩn bị:

  • Bạn có thể hỏi mua dụng cụ này tại các cơ sở y tế hoặc các diễn đàn uy tín được mọi người chia sẻ.
  • Một bộ dụng cụ thường có kim nhọn và thẻ kiểm tra.

Thực hiện:

  • Cho một giọt máu lên từng vùng của thẻ kiểm tra (đã có chứa kháng thể) vì nó sẽ tạo ra các phản ứng với kháng nguyên trong tế bào máu.
  • Sau đó sử dụng tăm sạch quét đều vết máu lên mỗi vùng trên thẻ kiểm tra, chúng sẽ tạo ra đốm máu vón cục.

Đọc kết quả:

  • Nếu là nhóm máu O: Máu sẽ không bị vón cục.
  • Nếu là nhóm máu A: Máu sẽ vón cục và xuất hiện ở vùng anti-A
  • Nếu là nhóm máu AB: Máu sẽ vón cục và xuất hiện ở vùng anti-A và anti-B
  • Nếu là nhóm máu B: Máu trên thẻ kiểm tra sẽ vón cục và xuất hiện ở vùng anti-B

Tuy nhiên, với các nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm này, các bác sỹ chuyên khoa cho rằng tính chính xác là rất khó. Bởi việc chỉ dựa vào các thiết bị được bán sẵn, cộng với kinh nghiệm của người thực hiện không có chuyên môn… thì kết quả rất dễ bị sai lệch.

* Xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế

Để chắc chắn bản thân mang nhóm máu nào? thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm.

Trong xét nghiệm máu tổng thể, nếu bạn yêu cầu xét nghiệm nhóm máu thì các chuyên viên mới tiến hành thực hiện. Và khi nhận giấy xét nghiệm, kết quả sẽ ghi nhận bạn thuộc một trong số các nhóm máu sau:

  • Nhóm máu O+
  • Nhóm máu O-
  • Nhóm máu A+
  • Nhóm máu A-
  • Nhóm máu B+
  • Nhóm máu B-
  • Nhóm máu AB+
  • Nhóm máu AB-

* Ý nghĩa của các nhóm máu này như sau:

Máu con người được chia làm nhiều nhóm – dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc trưng trên hồng cầu. Các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 40 nhóm máu khác nhau nhưng quan trọng và phổ biến nhất là hai nhóm hệ ABO và hệ Rh(D).

Hệ nhóm máu ABO:

Nhóm máu A: đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương:

  • Cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB.
  • Nhận máu từ người có nhóm máu O và A.

Nhóm máu B: đặc trưng bởi sự hiện hiện của kháng nguyên B trong tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương.

  • Cho người có nhóm máu B,
  • Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu B,

Nhóm máu AB: đặc trưng bởi sự hiện diện của cả kháng nguyên A và B trong tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương:

  • Cho những người có nhóm máu AB.
  • Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu A, B, AB, O.

Nhóm máu O: đặc trưng bởi không có kháng nguyên trên tế bào hồng cầu nhưng có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương:

  • Cho những người có nhóm máu A, B, AB, O.
  • Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu O.

Hệ nhóm máu Rh(D):

Việc có hoặc không kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu sẽ quyết định phân loại nhóm máu đó là Rh dương (+) hay Rh âm (-).

Bao gồm Rh+ (mang kháng nguyên D trên tế bào hồng cầu) và Rh- (không mang kháng nguyên D trên hồng cầu).  Tỷ lệ của RhD sẽ khác nhau tùy theo chủng tộc, tại Việt Nam thì tỷ lệ RhD âm chỉ khoảng 0,07%.

Người mang nhóm máu Rh(-) có thể truyền máu cho người mang nhóm máu Rh(+). Nhưng ngược lại, người mang nhóm máu Rh(-) không thể nhận máu của người mang nhóm máu Rh (+) lượng quá nhiều/lần hoặc quá nhiều lần.

* Như vậy:

  • Nhóm máu O-Rh(+): truyền máu được cho nhóm máu O-Rh(+), A-Rh(+), B-Rh(+), AB-Rh(+).
  • Nhóm máu A-Rh(+): truyền máu được cho nhóm máu A-Rh(+), AB-Rh(+)
  • Nhóm máu B-Rh(+): truyền máu được cho nhóm máu B-Rh(+), AB-Rh(+)
  • Nhóm máu AB-Rh(+): truyền máu được cho nhóm máu AB-Rh(+)
  • Nhóm máu O-Rh(-):truyền máu được cho nhóm máu O-Rh(+), A-Rh(+), B-Rh(+), AB-Rh(+), O-Rh(-), A-Rh(-), B-Rh(-), AB-Rh(-).
  • Nhóm máu A-Rh(-): truyền máu được cho nhóm máu A-Rh(+), AB-Rh(+), A-Rh(-), AB-Rh(-)
  • Nhóm máu B-Rh(-): truyền máu được cho nhóm máu B-Rh(+), AB-Rh(+), B-Rh(-), AB-Rh(-)
  • Nhóm máu AB-Rh(-): truyền máu được cho nhóm máu AB-Rh(+),AB-Rh(-)

Một số lưu ý khiến xét nghiệm máu bạn cần biết

Xét nghiệm máu được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên thực hiện định kỳ 1 – 2 lần/ năm để tầm soát, phát hiện sớm bệnh cũng như theo dõi tình trạng bệnh lý đang gặp phải.

Nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường: sụt cân nhanh, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, vàng da,…nên tiến hành xét nghiệm máu sớm để tìm ra nguyên nhân và hướng chữa trị kịp thời.

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, ban nên ghi nhớ những vấn đề sau để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác:

  • Nên nhịn ăn từ 8 – 12 giờ. Với một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer hoặc xét nghiệm công thức máu, nộ tiết tố…không bắt buộc người bệnh phải nhịn ăn.
  • Tránh xa các đồ uống như sữa, nước ngọt, cà phê, thuốc lá,…chỉ nên dùng nước lọc.
  • Ngừng uống các thuốc đang điều trị.
  • Không nên vận động mạnh trước khi làm xét nghiệm.
  • Thời gian lý tưởng nhất chính là vào buổi sáng.

Chú ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín đế làm xét nghiệm máu. Bạn cần biết rằng, xét nghiệm máu chỉ là bước thăm khám cận lâm sàng, cho ra các chỉ số cần thiết để phục vụ quá trình chẩn đoán và điều trị. Do đó, bác sĩ đọc kết quả và đưa ra hướng chữa trị đóng vai trò rất quan trọng sau khi xét nghiệm.

Nếu bạn đang ở khu vực Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận thì phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Với những nền tảng vững chắc về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại,…phòng khám đáp ứng đầy đủ các yếu tố giúp bạn có kết quả chẩn đoán chính xác, an toàn.

Với một số chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách nhận biết nhóm máu. Mọi băn khoăn về vấn đề này vui lòng liên hệ qua số Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat Tại Đây để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

Tìm kiếm có liên quan

  • Test trắc nghiệm biết nhóm máu
  • Kiểm tra nhóm máu online
  • Dấu hiệu nhận biết nhóm máu của mình
  • Dấu hiệu nhận biết nhóm máu O
  • Cách xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm
  • Nhận biết nhóm máu qua tính cách
  • Xác định nhóm máu qua tính cách
  • Dấu hiệu nhận biết nhóm máu B
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...