Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Thai nhi đạp nhiều bên phải

Thai nhi đạp nhiều bên phải

Chia sẻ:

Cảm nhận những “nhịp” đạp của thai nhi là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và đáng nhớ đối với các mẹ bầu. Những cú đạp này không chỉ thể hiện sự sinh tồn mà còn là cơ sở quan trọng để các bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe thai nhi. Vậy thai nhi đạp như thế nào là bất thường? Thai nhi đạp nhiều bên phải có ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các băn khoăn liên quan đến vấn đề này.

Tìm hiểu về những cử động thai nhi

Trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ có những cử động trong buồng tử cung. Tình trạng này được gọi là “đạp” bụng mẹ. Tuy nhiên, “đạp” không chỉ được dùng để mô tả những cú “đạp” của bé lên thành bụng mà nó còn chỉ việc bé vặn mình, quẫy, vươn vai, khua tay chân hay nhiều cử động khác. Càng về cuối thai kỳ, các mẹ bầu sẽ nhận thấy những cử động thai càng nhiều và mạnh mẽ hơn.

Tìm kiếm trên Google

Thai nhi đạp nhiều bên phải

Các cử động của thai nhi hay còn được gọi là thai máy là những căn cứ quan trọng để các bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Nếu số lần cử động của thai nhi bị giảm xuống, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của thai nhi đang bị yếu đi. Nếu thai nhi chỉ có những cử động yếu hay không cử động, thì nhiều khả năng là  thai đang bị suy yếu hay đã chết lưu trong tử cung.

Phải bước vào tuần thứ 20 của thai kỳ, thì những cử động của thai nhi mới rõ nét và các sản phụ mới có thể dễ dàng cảm nhận được nó. Thường trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, người mẹ sẽ cảm nhận thấy những cử động thai diễn ra không đều, ít mạnh mẽ. Nhưng càng về sau các cử động sẽ trở nên đều đặn và mạnh mẽ hơn. Thời điểm mà thai máy biểu hiện rõ nét nhất là từ tuần thứ 28-32 của thai kỳ.

Cảm nhận về những cử động thai ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ cũng như thể trạng cơ địa của mẹ bầu. Những thai phụ có lớp mô thành bụng dày (thừa cân) sẽ khó cảm nhận được những cử động thai hơn người có thành bụng mỏng (gầy). Lượng nước ối quá ít hay quá nhiều cũng ảnh hưởng đến việc cảm nhận các hoạt động của thai nhi.

Ban đầu, các cử động của thai nhi sẽ rất nhẹ nhàng, như có cái gì nhúc nhích trong bụng. Càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy thai nhi cử động nhiều và mạnh mẽ hơn.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu có thể nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung. Các cơn gò tử cung xảy ra bất chợt, khiến cho chị em cảm thấy căng tức ở toàn bộ vùng bụng dưới, trong khi các mẹ bầu chỉ cảm nhận thai máy ở một vị trí trên vùng bụng. Đồng thời, thai máy sẽ không có tính lan tỏa như các cơn gò tử cung.

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra các cử động thai là khi nào ?

Tốt nhất là các mẹ nên chọn những khung giờ nhất định trong ngày, thường là sau khi ăn sáng, trưa hoặc tối để đếm số lần cử động thai. Các mẹ nên đếm số lần thai máy khoảng 2-3 giờ mỗi ngày.

Thai nhi đạp nhiều bên phải 2

Khi thai nhi ngủ, thai máy sẽ giảm hoặc không có. Do đó, các mẹ bầu khi đếm thai máy cần tránh chu kỳ ngủ của thai (thường từ 20 đến 40 phút) .

Sản phụ cần chú ý đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm thai máy. Nên đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ nhất những cử động của thai và nên đếm số lần cử động thai trong vòng một giờ.

Thai máy như thế nào là bình thường ?

Thai máy bình thường là khi thai nhi cử động trên 4 lần trong 1 giờ.

Thai máy như thế nào là bình thường

Nếu cử động của thai nhi xuất hiện ít hơn 4 lần, các mẹ bầu phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ, 2 giờ và 4 giờ tiếp theo.

Nếu trong 4 giờ thai nhi có nhiều hơn 10 chuyển động, thì người mẹ cần tiếp tục kiểm tra 3 lần trong một ngày như trước.

Nếu thai máy xuất hiện quá nhiều, vượt quá 20 lần trong một giờ thì người mẹ cần bình tĩnh lại và nằm nghỉ ngơi. Nếu số lần cử động thai không có dấu hiệu giảm thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.

Thai nhi đạp nhiều bên phải có ảnh hưởng gì không?

Bước vào thời kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, thai nhi đã phát triển to lên khiến không gian trong tử cung trở nên chật hẹp hơn. Điều này khiến cho thai nhi gặp khó khăn trong việc cử động, xoay chuyển, nên thường sẽ nằm ổn định một vị trí trong tử cung của mẹ bầu.

Thai nhi đạp nhiều bên phải có ảnh hưởng gì không

Nếu lưng của thai nhi quay về bên trái thì chân và tay của thai nhi sẽ ở bên phải. Ở tư thế này, bé sẽ thường xuyên đạp tay chân vào thành bụng mẹ nên sản phụ sẽ cảm thấy thai máy của bé đều diễn ra ở bên phải. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường nên các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, hoang mang.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng thai nhi đạp nhiều bên phải hoặc chỉ ở một bên có thể là lời “cảnh báo” các vấn đề bất thường như: túi thai bị méo hay dây rốn ngắn khiến thai nhi khó cử động. Để loại trừ nguy cơ này, tốt nhất là các mẹ bầu nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Thông qua việc siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, thai nhi đạp nhiều bên phải thì rất có thể em bé trong bụng là một “tiểu công chúa”. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, do đó mẹ chỉ nên tham khảo cho vui chứ không nên tin hoàn toàn.

Các triệu chứng bất thường trong giai đoạn thai máy

Việc thường xuyên theo dõi các cử động thai là một phương pháp hiệu quả để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, đồng thời cảm nhận được một mầm sống đang lớn dần lên trong cơ thể của mình. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường mà các mẹ bầu nên lưu ý trong giai đoạn thai máy:

  • Thai nhi không có cử động: Ở những tháng đầu, thai nhi sẽ ít cử động hoặc các cử động chỉ dừng lại ở những cú rung khẽ. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu đã từng cảm nhận được thai cử động nhưng bỗng nhiên thai ngừng không máy hoặc máy ít hơn so với thông thường thì cần đặc biệt cảnh giác và chủ động đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế.
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường: Cùng với thai không máy, nếu mẹ bầu thấy có các biểu hiện bất thường như: nôn mửa, chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, căng vú cũng giảm đi.. thì cần phải chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu ối, thiếu oxy hay các vấn đề bất thường tại nhau thai.

Phải làm sao khi gặp những biểu hiện bất thường trong giai đoạn thai máy ?

Trong quá trình theo dõi thai máy, nếu sản phụ thấy thai nhi cử động ít hơn 4 lần trong một giờ đi kèm cùng các triệu chứng bất thường trên đây thì nên thực hiện những điều dưới đây :

  • Đi đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám: Khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra hoạt động của tim thai và xác định lý do khiến thai nhi ít cử động.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối: Trong thai kỳ, nếu sản phụ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì sẽ có thể bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi, từ đó làm gia tăng nguy cơ sinh non.

Do đó, một chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn thai máy có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Các mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm (thịt, trứng, cá tươi, các loại đậu…), các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin (táo, rau lá xanh đậm, khoai lang, bí đỏ, cam, quýt,…), thực phẩm giàu canxi (sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, bột yến mạch, hạnh nhân,…).

  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh xa các yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, luôn duy trì cho mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ và tích cực để chào đón bé cưng ra đời thật khỏe mạnh.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các chị em có thể lý giải được băn khoăn thai nhi đạp nhiều bên phải có sao không. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52  hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn  và đặt lịch hẹn sớm nhất.

Tìm kiếm trên Google

tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...