Tuyến tiền liệt tham gia vào quá trình tiết ra tinh dịch để nuôi dưỡng, kích thích sự chuyển động của tinh trùng, đồng thời tham gia vào quá trình co bóp và kiểm soát nước tiểu. Tồng hợp hỏi đáp phì đại tuyến tiền liệt dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và nâng cao nhận thức về bệnh lý này.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt gì?
Trong cơ thể nam giới để thực hiện chức năng sinh sản, tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng và các nội tiết tố sinh dục nam. Trong khi đó, tuyến tiền liệt sản xuất ra tinh dịch để nuôi dưỡng giúp tinh trùng trưởng thành và dễ dàng di chuyển khi tiến sâu vào tử cung nữ giới, hoàn thành quá trình thụ thai.
Tuy nhiên, với những người ở độ tuổi ngoài 45, tuyến sinh dục phụ này thường có biểu hiện bất thường, điển hình là hiện tượng phì đại về kích thước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.
- Phì đại tuyến tiền liệt còn được biết đến với các tên gọi khác như: tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt.
Tất cả đều để chỉ tình trạng tăng sinh đồng thời của hai quá trình: mô đệm (trong đó có tăng sinh các tế bào xơ) và biểu mô tuyến tiền liệt. Khi đó, chúng sẽ tạo thành khối u lành tính tại tuyến tiền liệt.
Khi tăng sinh quá mức về kích thước sẽ gây chèn ép lên niệu đạo, bàng quang khiến hệ bài tiết không thể hoạt động bình thường và xuất hiện chứng rối loạn trong tiểu tiện.
- Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới tuổi trung niên (ngoài 45 tuổi). Bệnh này đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện ở những người cao tuổi kèm theo các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, huyết áp,….
Nhận biết bệnh phì đại tuyến tiền liệt như thế nào?
Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ, nằm ở dưới cổ bàng quang và xung quanh đoạn niệu đạo sau. Do đó, khi bộ phận này có sự tăng sinh bất thường về kích thước sẽ gây ra những tác động rất lớn đến hệ tiết niệu. Khi gặp những biểu hiện sau đây, 90% bạn đang có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này:
- Tiểu khó: Phải cố rặn, dòng nước tiểu yếu, bị ngắt quãng, tiểu rắt. Đôi khi đã tiểu xong lại vẫn cònvài giọt nước tiểu rỉ ra. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng són tiểu không kiểm soát.
- Tiểu nhiều lần: Tiểu đêm > 2 lần và kéo dài liên tục >3 tháng được coi thường biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt.
- Bí tiểu: Người bệnh đã cố gắng rặn mà không thể tiểu được. Phần bụng dưới căng lên rất đau tức khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh đột nhiên buồn đi tiểu xong không thể nhịn được trong vài phút; muốn đi tiểu trong khi trước đó mới tiểu xong. Ghi nhận ở một số trường hợp có lẫn máu trong nước tiểu, nhiều trùng đường tiểu,…
Sẽ ra sao nếu bệnh phì đại tuyến tiền liệt không được điều trị sớm?
Phì đại tuyến tiền liệt không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nam giới:
- Bí tiểu cấp tính và bí tiểu tái phát.
- Nhiễm trùng hệ tiết niệu tái phát.
- Suy thận.
- Tiểu máu tái phát.
- Sỏi tái phát; bàng quang tăng hoạt.
- Tiểu rỉ ra do bàng quang căng tràn chèn ép,….
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt không chỉ dừng lại ở những ảnh hưởng đến tâm lý mà làm suy giảm khả năng tình dục, sinh sản của nam giới. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh lý này.
Hướng điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt an toàn, hiệu quả hiện nay
Các triệu chứng như vừa chia sẻ không hoàn toàn chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt. Những dấu hiệu này còn có thể còn do ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt mạn tính hoặc bệnh bàng quang thần kinh gây ra.
Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh là nhiệm vụ của các thầy thuốc. Tốt nhất, khi có các triệu chứng nêu trên, người bệnh nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán xác định và điều trị đúng bệnh.
Các bác sĩ cho biết có rất nhiều phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, đó là điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật. Căn cứ để lựa chọn hướng chữa trị phù hợp chính là căn cứ vào mức độ đi tiểu khó chứ không phải kích thước khối u như trước đây.
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc Tây: Phổ biến nhất nhóm ức chế alpha 1 và 5 alpha reductase giúp ngăn chặn sự tăng sinh tuyến tiền liệt, cải thiện chức năng tiểu tiện, giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc Đông y: Bổ thận, tráng dương, thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý, hạn chế các tác dụng phụ từ thuốc Tây y, mang lại hiệu quả cao nhất.
Điều trị ngoại khoa:
Đối với các bệnh nhân phải mổ, căn cứ vào trọng lượng của khối u, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, kỹ năng của phẫu thuật viên và trang thiết bị kỹ thuật hiện có của cơ sở y tế mà ta có thể chỉ định:
- Cắt khối u bằng nội soi qua niệu đạo.
- Xẻ rãnh tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo.
- Mổ mở, bóc u bằng đường trên xương mu.
- Giải quyết khối u bằng laser bước song ngắn hoặc bước song dài,…
* Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, nam giới cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về quy trình thực hiện, liều lượng thuốc, thời gian tái khám đúng theo lịch hẹn… Đồng thời:
- Có một chế độ ăn uống khoa học, hợp với lứa tuổi và khẩu vị của mình, như giảm chất bột, giảm chất béo, tăng cường chất đạm, nhiều rau xanh và hoa quả. Không nghiện rượu, bia, thuốc lá,…
- Chơi thể thao hoặc tập thể dục đều đặn hàng ngày.
- Đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn 6 tháng/ 1 lần. Nếu có rối loạn tiểu tiện, như tiểu đêm nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt,… nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.
Vừa rồi là một số thông tin chia sẻ thông qua hỏi đáp phì đại tuyến tiền liệt, mong rằng giúp bạn đọc nâng cao hơn nữa nhận thức về căn bệnh này, qua đó biết cách phát hiện, điều trị và lựa chọn được địa chỉ khám chữa chất lượng, đáng tin cậy.
Mọi thắc mắc về vấn đề này, hãy chia sẻ với chúng tôi qua Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc [tư vấn trực tuyến] để được giải đáp nhanh chóng, chính xác.