Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Bệnh lý thường gặp » Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Chia sẻ:

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh. Bởi tình trạng này không chỉ khiến trẻ đau nhức, khó chịu, quấy khóc thường xuyên… Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển dương vật, tinh hoàn… làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn khi đến tuổi trưởng thành.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong màng tinh hoàn của các bé trai mới sinh đều gồm 2 lá: Lá tạng (lá dính sát vào tinh hoàn) và lá thành (lá bao quanh bên ngoài lá tạng). Ở giữa hai lá tạng và lá thành luôn có một lớp dịch, có tác dụng giúp cho tinh hoàn trượt lên, trượt xuống dễ dàng.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh xảy ra do màng tinh hoàn có thể bị tổn thương, khiến dịch, máu, mủ ứ đọng giữa hai lá của tinh hoàn. Đó là nguyên nhân khiến tinh hoàn bị sưng to nhưng thường không có triệu chứng đau hay tấy đỏ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, rất khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, cứ khoảng 10 trẻ sơ sinh là bé trai thì có 1 trẻ bị tràn dịch tinh hoàn. Tuy nhiên phần lớn là các bé sẽ tự khỏi, và có một số trường hợp cần can thiệp bằng các phác đồ điều trị chuyên khoa từ bác sĩ.

Nguyên nhân gây tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh?

Trước khi giải đáp thắc mắc tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? các bậc cha mẹ băn khoăn không biết nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Theo các chuyên gia cho biết, bệnh lý này xảy ra thường được xác định do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc, thường xuất hiện ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ.

Khi người mẹ mang thai vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bộ phận tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một cái ống nhỏ, gọi là ống phúc tinh mạc. Khi đó, ống phúc tinh mạc mở nên dịch từ ổ bụng theo đó tràn vào tinh hoàn, nên trẻ sơ sinh sẽ mắc phải bệnh tràn dịch màng tinh.

Các dấu hiệu nhận biết tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh?

Rất ít cha mẹ có kiến thức về việc nhận biết các biểu hiện tràn dịch tinh hoàn, một phần là bởi chủ quan, một phần có thể do bệnh lý không xuất hiện triệu chứng cụ thể.

Do đó, để sớm phát hiện bệnh tràn dịch tinh hoàn, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với các biểu hiện dưới đây:

  • Tinh hoàn bên to bên nhỏ, hoặc cả hai bên cùng nhỏ hơn mức bình thường, dễ dàng nhận ra khi bạn quan sát bằng mắt thường.
  • Khi dùng tay sờ trực tiêó vào tinh hoàn sẽ có hiện tượng ứ nước bao quanh tinh hoàn và bên trong bìu.
  • Tinh hoàn lúc nào cũng bị to và nhìn căng bóng ở bên ngoài. Nếu dùng đèn pin soi sẽ thấy ánh sáng đèn xuyên được qua vùng bìu.
  • Bệnh tình kéo dài, trẻ sẽ có biểu hiện đau tức tinh hoàn, sưng bìu, và đau bụng dưới…

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Lý giải về thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách, sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, chức năng sinh sản ở trẻ sau này.

  • Gây teo tinh hoàn:

Khi dịch ở tinh hoàn bị ứ đọng quá lâu sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn, nấm sinh sôi, tấn công gây viêm nhiễm, teo tinh hoàn, thậm chí là hoại tử tinh hoàn…

Khi đó, trẻ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh sự lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể.

  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn khi đến tuổi trưởng thành

Tất cả các vấn đề bất thường tại tinh hoàn, bao gồm cả tình trạng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ tác động đến quá trình sản xuất, nuôi dưỡng tinh trùng khi đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, tràn dịch lâu ngày gây xệ bìu, dẫn đến bán xoắn hoặc xoắn tinh hoàn. Chất lượng, số lượng tinh trùng không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn rất cao.

  • Tác động đến tâm lý:

Lúc còn nhỏ có thể các bé chưa có đủ nhận thức để hiểu bệnh tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhưng khi đã đến tuổi sinh sản, khi bệnh lý đã nặng và gây ra các biến chứng liên quan đến chức năng sinh lý, sinh sản, sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý, cuộc sống của trẻ.

Như vậy, bệnh tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Cần phải quan sát và chú ý đến sự phát triển của trẻ ngay từ khi chào đời.

Việc phát hiện và kịp thời điều trị bệnh sẽ giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm sau khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có cần điều trị không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường tình trạng tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong khoảng năm đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu hiện tượng tràn dịch tinh hoàn không hết khi trẻ 1 – 2 tuổi sẽ được bác sĩ cân nhắc tiến hành phẫu thuật.

Thông thường, chỉ định phẫu thuật sẽ được chỉ định khi trẻ đã đủ từ 18 tháng tuổi, dịch tinh hoàn không tự thoát ra được, bìu to,… Lúc này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu, để lấy dịch xung quanh tinh hoàn.

Đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để dịch không thể tái lại về sau.

Với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực y khoa, việc điều trị tràn dịch màng tinh không quá phức tạp. Điều quan trọng, phụ huynh cần kịp thời nhận biết các dấu hiệu tràn dịch tinh hoàn để đưa trẻ đi thăm khám sớm, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Như vậy, tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thực sự là mối nguy hiểm đe dọa đến chức năng sinh lý, sinh sản ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến sự phát triển sinh lý của trẻ. Ngay khi nhận thấy tại cơ quan sinh dục của trẻ có sự phát triển bất thường, bạn cần cho trẻ gặp bác sĩ ngay.

Nếu vẫn băn khoăn về bệnh tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? bạn có thể chat ngay Tại đây hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52  để được giải đáp nhanh nhất.

Tìm kiếm có liên quan

  • Chi phí phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ
  • Hình ảnh tinh hoàn bình thường ở trẻ sơ sinh
  • Hình ảnh tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
  • Tràn dịch màng tinh hoàn bao lâu thì khỏi
  • Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không
  • Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi
  • Tràn dịch tinh hoàn kiêng gì
  • Mổ nội soi tràn dịch màng tinh hoàn
tin cùng chuyên mục
cat-bao-quy-dau-khoang-bao-nhieu-tien

Cắt bao quy đầu khoảng bao nhiêu tiền

Cắt bao quy đầu khoảng bao nhiêu tiền? giá cắt bao quy đầu có đắt không? Là...

tac-hai-cua-cat-bao-quy-dau

Tác hại của cắt bao quy đầu?

Tác hại của cắt bao quy đầu đối với phải mạnh là như thế nào? Chắc hẳn...

hoi-dap-dai-bao-quy-dau

Hỏi đáp dài bao quy đầu

Hỏi đáp dài bao quy đầu: Chứng dài bao quy đầu có thể được xử lý hoặc...

co-nen-cat-bao-quy-dau

Có nên cắt bao quy đầu?

Dù biết đến là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản, nhưng mang lại rất...

30-tuoi-co-nen-cat-bao-quy-dau

30 tuổi có nên cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu là thủ thuật ngoại khoa cần được thực hiện “ngay và...

cat-bao-quy-dau-bang-laser

Cắt bao quy đầu bằng laser

Cắt bao quy đầu bằng laser đang là biện pháp phổ biến nhất hiện nay trong...