Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Bầu bị tiêu chảy

Bầu bị tiêu chảy

Chia sẻ:

Bầu bị tiêu chảy là tình trạng không hiếm gặp ở các thai phụ. Tình trạng này nếu bị nhẹ thì có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu bà bầu tiêu chảy nặng và kèm theo đau bụng, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.

Bầu bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

Theo các bác sĩ thì nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai ở các thai phụ chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm virus từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.

Bầu bị tiêu chảy

Tuy nhiên, thực tế thì tiêu chảy khi mang bầu là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở các mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ bị suy giảm và rất yếu. Vì thế nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng do hệ tiêu hóa có phần yếu đi trong thời gian mang thai.

Tìm kiếm trên Google

Khi các mẹ bầu ăn hoặc uống phải những thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Cộng thêm sức đề kháng suy giảm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.

Đôi khi, bà bầu đã rất cẩn thận trong việc ăn uống, lựa chọn những thực phầm tươi sạch, an toàn,… nhưng vẫn bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và hấp thu của cơ thể bà bầu.

Một số thai phụ bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ và thậm chí là đồ nhiều mỡ, đạm không tiêu hóa được. Vì thể cũng gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy khi mang thai.

Vậy bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy từng nguyên nhân và người bệnh thường có kèm theo nôn mửa, đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc virus Rota. Tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt sức khỏe rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất nước và thậm chí đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi.

bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không

Các triệu chứng tiêu chảy thường gặp như: nôn mửa, đau bụng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội. Các cơn đau bụng có thể gây kích thích tử cung co bóp làm tăng nguy cơ động thai, sảy thai,…

Phụ nữ mang thai thường sức đề kháng kém hơn nên khi bị tiêu chảy sẽ nặng hơn các trường hợp bình thường. Do đó, mức độ nguy hiểm cũng  cao hơn những người bình thường bị tiêu chảy.

Ngoài ra bầu bị tiêu chảy cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Người mẹ bị mệt, kém ăn, mất nước có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, cạn ối và thậm chí là thai bị lưu.

Như vậy, trường hợp tiêu chảy khi mang thai mà không được thăm khám, cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc kháng sinh để điều trị. Việc này có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc có nguy cơ bị dị tật cho thai nhi.

Do đó, khi có dấu hiệu tiêu chảy trong thời gian mang thai thì các mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó có biện pháp phù hợp và hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Điều trị tiêu chảy khi mang bầu như thế nào hiệu quả?

Để được điều trị hiệu quả tình trạng bầu bị tiêu chảy thì các mẹ bầu nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Sau khi thăm khám, tùy vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất cũng như  có chỉ định phù hợp cho mẹ bầu.

Điều trị tiêu chảy khi mang bầu như thế nào hiệu quả?

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy nhẹ thì có thể tự khỏi, và chỉ cần uống oresol, bù nước, điện giải.

Còn nếu bà bầu bị tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn như Salmonela, tụ cầu vàng,… thì bác sĩ có thể sẽ xem xét cho mẹ bầu dùng kháng sinh loại an toàn cho thai nhi.

Các mẹ bầu cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị hoặc dùng các bài thuốc dân gian, các bài thuốc của những người không có chuyên môn mách bảo. Vì những cách này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai bằng cách nào?

Mẹ bầu có thể phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi mang thai bằng các biện pháp sau:

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai bằng cách nào?

  • Uống nhiều nước: vì tiêu chảy sẽ làm mất nước nên mẹ bầu hãy uống nhiều nước. Tuy nhiên nên trách các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… khi đang bị tiêu chảy.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: tiêu chảy sẽ gây khó chịu và cơ thể mệt mỏi vì vậy mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cần ăn chín và uống sôi, không nên ăn các loại rau sống chưa rửa sạch và tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…
  • Tránh ăn những thực phẩm giàu gia vị, chứa nhiều chất béo vượt ngưỡng cho phép.
  • Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm dễ khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Các thực phẩm nên ăn: Bánh mì nướng, bánh quy, chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch,…
  • Sữa chua: Các bà bầu nên ăn sữa chua vì nó có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, nếu bà bầu bị tiêu chảy kéo dài và kèm các triệu chứng mệt mỏi khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết này đã giúp chị em biết được nguyên nhân bầu bị tiêu chảy là do đâu? Từ đó có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả khi gặp phải.

Nếu còn có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề sức khỏe sinh sản, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số: 03.56.56.52.52  hoặc để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn cụ thể hơn.

Tìm kiếm có liên quan

  • Mới có bầu bị tiêu chảy
  • Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối
  • Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy
  • Bà bầu bị tiêu chảy uống Smecta
  • Bà bầu bị tiêu chảy uống nước dừa được không
  • Uống sữa bầu bị tiêu chảy
tin cùng chuyên mục
loi-ich-kham-suc-khoe-sinh-san-tien-hon-nhan

Lợi ích khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Tại các nước phát triển, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm bắt...

ba-bau-bi-dau-rat-hau-mon-phai-lam-sao

Bà bầu bị đau rát hậu môn phải làm sao?

Bà bầu bị đau rát hậu môn là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu...

bi-ngua-rat-o-biu

Bị ngứa rát ở bìu

Tình trạng bị ngứa rát ở bìu sẽ không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ các sai...

kich-thuoc-duong-vat-bao-nhieu-la-dat-chuan

Kích thước dương vật bao nhiêu là đạt chuẩn?

Kích thước của dương vật có ảnh hưởng trực tiếp đến đến tâm lý, bản...

bai-tap-kegel

Hướng dẫn bài tập kegel cho nam và nữ dúng nhất

Khi nhắc đến bài tập Kegel có lẽ không ai trong chúng ta là không biết vì tác...

bi-quyet-sinh-con-gai

Bí quyết sinh con gái

Với thực trạng mất cân bằng về giới tính ở mức nghiêm trọng như hiện nay,...