Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Áp xe là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Áp xe là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chia sẻ:

Áp xe là gì? là câu hỏi Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Hôm nay bác sĩ chuyên khoa phòng khám sẽ giải đáp các thắc liên quan đến áp xe mời các bạn đọc theo dõi.

Áp xe là gì?

Hiểu đơn giản, áp xe là một túi chứa đầy dịch mủ bên trong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào một vị trí nào đó trên cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để loại bỏ chúng. Các tế bào bạch cầu tập hợp đến khu vực nhiễm trùng và thực hiện nhiệm vụ của chúng.

ap-xe-la-gi

Áp xe là gì?

Trong quá trình đó, dịch mủ được tạo thành bởi hỗn hợp gồm tế bào bạch cầu, vi trùng và các mảnh tế bào chết. Dịch mủ không thoát ra bên ngoài được nên sẽ tạo thành ổ áp xe.

Tìm kiếm trên Google

 

Tình trạng trên có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể, thường gặp nhất ở:

  • Nách và bẹn
  • Khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin)
  • Vùng xương cùng cột sống (áp xe nếp gấp mông)
  • Xung quanh răng (áp xe răng)

Áp xe xuất hiện dưới da rất dễ phát hiện bởi những biểu hiện ngoài da có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, áp xe ở bên trong cơ thể thường không dễ nhận biết và có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng.

Nguyên nhân bệnh áp xe

Nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe là nhiễm trùng. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:

nguyen-nhan-gay-benh-ap-xe

Nguyên nhân bệnh Áp xe

  • Vi khuẩn

Các mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết bị vi khuẩn xâm nhập vào gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển là sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã. Mủ sinh ra khi quá trình hệ miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, trong mủ chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Ở nhiều khu vực trên thế giới, staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống.

  • Ký sinh trùng

Ở các nước phát triển, ký sinh trùng là tác nhân thường gặp hơn, có thể kể đến các loại nhu giun chỉ, sán lá gan, giòi…gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.

Triệu chứng bệnh áp xe

Áp-xe có thể xảy ra trong bất kì loại mô rắn nào nhưng nhiều nhất là ở trên bề mặt da (nơi chúng có thể ở dạng mụn mủ cạn hoặc áp-xe sâu), trong phổi, não, răng, thận và amiđan. Những biến chứng chính gây ra bởi áp-xe là lan rộng vùng áp-xe đến các mô lân cận hoặc xa và hủy hoại một vùng mô sâu rộng (hoại tử).

trieu-chung-benh-ap-xe

Triệu chứng bệnh Áp xe

Những triệu chứng và dấu hiệu chính của áp-xe da là ửng đỏ, nóng, sưng, đau và mất chức năng. Nó cũng có thể gây sốt và ớn lạnh.

Một ổ áp-xe bên trong thì khó nhận diện hơn, nhưng những dấu hiệu bao gồm đau ở vùng bị thương tổn, sốt cao, và cảm giác toàn thân không khỏe. Áp-xe bên trong hiếm khi tự lành, do đó cần có 1 sự chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ bị áp-xe.

Nếu ở bề mặt, những ổ áp-xe có thể dao động khi sờ vào. Đó là dao động dạng sóng do sự chuyển động của mủ bên trong.

Tìm kiếm trên Google

Bệnh áp xe lây qua đâu?

benh-ap-xe-lay-qua-dau

Bệnh Áp xe lây qua đâu?

Áp xe có thể được lây truyền do tác nhân gây bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành. Đường lây truyền cụ thể thay đổi tùy theo từng nguyên nhân cụ thể.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt bằng cách rửa da bằng xà bông và nước thường xuyên.

phong-ngua-benh-ap-xe

Phòng ngừa bệnh Áp xe

Bạn hãy cẩn thận để tránh tạo các vết cứa khi cạo râu, cạo lông nách hoặc lông mu. Nếu có bất kỳ vết thương sâu nào như bị đâm, rách da nặng, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất, đặc biệt nếu:

  • Bạn nghĩ có thể có một số những mảnh vỡ trong vết thương
  • Bạn có một trong các tình trạng sức khỏe kể trên
  • Bạn đang dùng steroid hoặc hóa trị liệu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị áp xe tốt nhất.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh áp xe

Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.

Tìm kiếm trên Google

cac-bien-phap-chuan-doan-benh-ap-xe

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Áp xe

Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

  • Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính
  • Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng

(CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng

viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.

  • Cấy máu dương tính
  • Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng
  • CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi
  • Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm
  • Sinh thiết tổn thươngChẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
  • Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính
  • Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng viêm nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.
  • Cấy máu dương tính
  • Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng
  • CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi
  • Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm
  • Sinh thiết tổn thương
  • (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng

Các biện pháp điều trị bệnh áp xe

Một ổ áp xe da nhỏ có thể tự vỡ và chảy dịch mủ ra ngoài một cách tự nhiên hoặc đơn giản là co lại, khô và biến mất mà không cần điều trị.

cac-bien-phap-dieu-tri-benh-ap-xe

Các biện pháp điều trị bệnh Áp xe

Tuy nhiên, với các ổ áp xe lớn có thể được can thiệp điều trị y khoa, cụ thể hơn là mổ áp xe.

Quy trình thực hiện kỹ thuật mổ chích rạch áp xe để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài có thể gồm những bước như sau:

  • Khu vực xung quanh chỗ áp xe sẽ được gây tê bằng thuốc.

Thường rất khó gây tê hoàn toàn, nhưng gây tê tại chỗ có thể giúp bạn không bị đau khi tiến thành mổ áp xe.

Bạn có thể được uống một số loại thuốc an thần nếu áp xe lớn.

  • Khu vực này sẽ được bôi dung dịch sát khuẩn và đặt khăn vô trùng xung quanh.
  • Bác sĩ sẽ rạch ổ áp xe để dịch mủ và các tế bào chết được đưa hết ra ngoài.
  • Khi dịch mủ đã chảy ra hết, bác sĩ sẽ chèn gạc vào trong “lỗ hổng” để lại giúp cầm máu và để mở một hoặc hai ngày.

Bác sĩ sẽ băng vết thương và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

Hầu hết mọi người cảm thấy dễ chịu ngay sau khi dịch trong ổ áp xe được dẫn lưu.

Nếu bạn vẫn đau, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau uống trong 1-2 ngày.

Bệnh nhân bị bệnh áp xe nên chuẩn bị gì?

Các bệnh nhân được chỉ định dẫn lưu áp xe qua da thường thuộc hai nhóm sau:

  • Bệnh nhân đang nằm viện, thường trong giai đoạn hồi phục sau khi phẫu thuật
  • Bệnh nhân chưa nằm viện và có các triệu chứng như mô tả ở trên. Trong các trường hợp này, Bệnh nhân có thể nhập viện trước ngày thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng cũng như dị ứng nếu có, đặc biệt với các loại thuốc gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân hay chất tương phản. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc làm loãng máu trong một thời gian nhất định trước khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu điền Bảng câu hỏi và Giấy chấp thuận trước khi khảo sát

Bệnh nhân nữ phải luôn thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên hình ảnh nếu có khả năng đang mang thai. Các khảo sát chẩn đoán hình ảnh sẽ không được thực hiện trong thời kỳ mang thai để giúp thai nhi không bị phơi nhiễm với bức xạ. Nếu khảo sát chẩn đoán hình ảnh là cần thiết, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa phơi nhiễm bức xạ cho thai nhi.

Bệnh nhân có thể được hướng dẫn nhịn ăn hoặc uống một vài giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân sẽ mặc áo choàng trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân cần lên kế hoạch nằm viện sau khi thực hiện thủ thuật.

Những thủ thuật thực hiện bệnh áp xe?

Các thủ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của hình ảnh (siêu âm hoặc chụp cắt lớp) như dẫn lưu áp xe qua da thường sẽ do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực hiện, người được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật này.

Bệnh nhân sẽ được chỉnh sửa tư thế trên bàn điều trị.

Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí dẫn lưu bằng thuốc gây tê tại chỗ

Vị trí đặt ống thông trên cơ thể sẽ được vô trùng và phủ một tấm khăn phẫu thuật vô trùng.

Bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ trên da tại vị trí đâm kim.

Dưới hướng dẫn của hình ảnh, một ống thông (ống nhựa rỗng, mỏng và dài) được đặt qua da và điều chỉnh để đi vào vị trí áp xe giúp dẫn lưu dịch nhiễm trùng.

Quy trình này thường hoàn tất trong vòng 20 phút đến 1 giờ.

Ống thông sẽ được khâu cố định vào da và có thể được nối với túi dẫn lưu bên ngoài cơ thể nếu cần. Ống thông sẽ được giữ lại cho đến khi dịch ngưng chảy và tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân chấm dứt. Việc dẫn lưu áp xe có thể mất vài ngày.

Các mẫu dịch áp xe có thể được thu thập để gửi đi phân tích.

Bị bệnh áp xe sẽ gặp vấn đề gì trong và sau khi chữa?

Bệnh nhân sẽ có cảm giác châm chích nhẹ khi đặt đường truyền tĩnh mạch và khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ.

Bệnh nhân có thể cảm thấy sức ép nhẹ khi đặt ống thông vào nhưng tình trạng này không quá khó chịu.

Thông thường, bệnh nhân thực hiện dẫn lưu áp xe qua da sẽ nằm viện một vài ngày. Việc theo dõi thêm thường được thực hiện trong điều trị ngoại trú và bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ điều trị định kỳ để đảm bảo quá trình lành bệnh đang diễn tiến theo đúng kế hoạch. Khi bệnh nhân đã hồi phục và bác sĩ hài lòng với kết quả lành bệnh thì sẽ rút ống thông.

Ai là người bác kết quả và bệnh nhân nhận kết quả bằng cách nào?

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể thông báo cho bệnh nhân biết thủ thuật có thành công về mặt kỹ thuật hay không sau khi hoàn tất.

Trong trường hợp lấy mẫu, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ tiến hành quan sát mẫu bệnh phẩm đã thu thập để đưa ra chẩn đoán.

Các lợi ích so với nguy cơ cảu thủ thuật là gì?

Lợi ích

Không cần phẫu thuật mở – chỉ cần một đường rạch nhỏ trên da mà không cần khâu lại.
Thủ thuật ít xâm lấn và thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với dẫn lưu bằng phẫu thuật mở.

Nguy cơ

Bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào cũng đều có nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh là thấp hơn 1/1000 trường hợp.

Nếu có tiêm chất tương phản thì nguy cơ dị ứng rất thấp.

Cơ quan lân cận nơi dẫn lưu áp xe qua da có thể bị tổn thương tuy rất hiếm gặp.

Thỉnh thoảng có thể xảy ra tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được điều trị bằng các kỹ thuật ít xâm lấn nếu cần.

Khi ống thông được đặt trong thời gian dẫn lưu áp xe qua da bị tắc nghẽn hoặc di lệch thì cần điều chỉnh hoặc thay ống thông mới. Ngoài ra, nếu ổ tụ dịch quá lớn hoặc phức tạp thì có thể phải đặt nhiều ống dẫn lưu áp xe.

Tìm kiếm có liên quan áp xe là gì?

  • Bị áp xe là gì
  • Bị áp xe kiêng an gì
  • Mẹo chữa áp xe
  • Hình ảnh áp xe
  • Chích áp xe có đau không
  • Chi phí mổ áp xe
  • Kháng sinh điều trị áp xe
  • Sẹo áp xe
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...