Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không?

Chia sẻ:

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn thai kỳ, khó có thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, khó chịu… Do đó, nằm võng được coi là giải pháp giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, giảm đau lưng và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng thực tế, bà bầu nằm võng có an toàn không?

Bà bầu nằm võng được không?

Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết, với chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tư thế nằm ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và cả em bé. Nhất là cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, giúp máu lưu thông đến thai tốt hơn.

Tìm kiếm trên Google

bầu nằm võng có an toàn không? Bà bầu nằm võng được không?

Tuy nhiên, nằm mãi ở một tư thế cũng không phải là một ý kiến hay, thậm chí nhiều mẹ bầu còn cảm thấy mỏi lưng, tức bụng, khó chịu… Và để khắc phục tình trạng đó, nhiều người đã lựa chọn võng là nơi ngả lưng mỗi ngày.

Vậy mẹ bầu nằm võng được không? Lý giải về điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rất nhiều chị em công nhận họ cảm thấy thoải mái, thư giãn và ngủ ngon hơn nếu được nằm ở võng.

Tuy nhiên, trên thực tế việc mẹ bầu nằm võng lại được các chuyên gia không khuyến khích thực hiện. Bởi rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu nằm võng có thể mang lại nhiều lợi ích trước mắt, nhưng ẩn sau đó là một số hệ lụy cho sức khỏe mà ít ai biết đến:

  • Chèn ép, khiến thai nhi khó chịu:

Với thiết kế trũng xuống khi nằm võng, nên bạn sẽ rất khó lật mình, và điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nếu nằm nghiêng trên võng, sẽ khiến cơ thể dồn về một điểm và gây chèn ép lên bào thai, em bé sẽ cảm thấy khó chịu.

  • Cột sống bị ảnh hưởng

Việc bạn nằm võng thường xuyên, nhất là khi đang mang thai có thể khiến canxi không đủ cung cấp cho hệ xương phát triển, dẫn tới việc xương bị giòn và dễ gãy hơn.

Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng cũng được coi là nguyên nhân gây ra các tổn thương, khiến bạn bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, tê bì chân tay…

  • Dễ bị ngã

Bà bầu càng ở những tháng cuối thai kỳ, kích thước bụng to sẽ khiến bạn khó di chuyển. Do đó, nếu quá trình đứng lên, ngồi xuống ở võng dễ bị ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Thường tư thế nằm võng là đầu và chân cao, phần bụng trũng xuống và hơi gập khiến cho hệ hô hấp tim bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim.

Việc đầu ở phía trên cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn. Do đó, nằm võng sẽ không tốt cho hệ tim mạch.

Như vậy, thắc mắc bà bầu nằm võng được không? Đã có câu trả lời, và các mẹ nên lưu ý khi có ý định lựa chọn võng là nơi nằm nghỉ ngơi nhé!

Mẹ bầu nên nằm tư thế nào an toàn, thoải mái?

Thay vì băn khoăn bà bầu nằm võng được không? Tốt nhất chị em hãy tham khảo ngay một số tư thế được các chuyên gia chia sẻ ở dưới đây, sẽ giúp mẹ bầu được điều chỉnh giấc ngủ dễ dàng hơn qua từng giai đoạn thai kỳ:

Tư thế nằm an toàn ở 3 tháng đầu thai kỳ:

Kích thước bụng còn nhỏ, nên mẹ bầu có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, ngay cả nằm ngửa thì cũng không đáng lo ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, mẹ không nên lựa chọn nằm ở tư thế sấp, úp bụng nhé! Bởi nó không tốt cho sức khỏe và khiến mẹ bầu khó thở.

Tư thế nằm an toàn ở 3 tháng giữa thai kỳ:

Lúc này, bụng mẹ to hơn rồi, nên bạn không nên nằm ngửa, mà nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.

Tư thế nằm an toàn ở 3 tháng cuối thai kỳ:

Lúc này kích thước vòng bụng to, em bé phát triển nhanh nên các chuyên gia khuyên mẹ khi nằm nghiêng về phía trái trong lúc ngủ. Vừa giúp bạn dễ ngủ, tư thế này nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Đồng thời, bạn cũng có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng, để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất.

Bí quyết giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon?

Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ bầu có tư thế nằm ngủ thoải mái, an toàn, thư giãn nhất, được các chuyên gia chia sẻ:

  • Chuẩn bị không gian ngủ: Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Ánh sáng vừa phải, đèn ngủ bật vừa đủ và không gian yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Ngủ – nghỉ đúng giờ: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày, sẽ giúp bạn việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Nghe nhạc, đọc sách trước khi đi ngủ: Dành một khoảng thời gian trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.
  • Ngâm chân: Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày, giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê chân tay…
  • Đi bộ hàng ngày: Đi bộ hàng ngày, hoặc vận động với các bài tập phù hợp giúp giảm đau lưng và dễ ngủ hơn rất nhiều.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng cà phê, chất kích thích… sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của em bé.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp chị em hiểu rõ bà bầu nằm võng được không? Để từ đó có thêm kiến thức an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có băn khoăn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn sớm nhất. Chúc bạn một sức khỏe như ý!

Tìm kiếm trên Google

tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...

cham-kinh-2-thang-thai-duoc-may-tuan

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, việc xác...