Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Bảng cân nặng thai nhi 2020

Bảng cân nặng thai nhi 2020

Chia sẻ:

Bảng cân nặng thai nhi 2020 theo tuần tuổi là cơ sở để mẹ theo dõi và đánh giá sự phát triển của bé. Mặc dù mỗi thai nhi có tốc độ khác chiển khác nhau nhưng vẫn có những tiêu chuẩn nhất định để xác định sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng thai nhi 2020

  • Trước 8 tuần tuổi, thai nhi còn rất nhỏ, túi thai có thể chưa di chuyển vào tử cung nên rất khó để xác định chiều dài và cân nặng của thai nhi.
  • Mốc thời gian từ 8 – 19 tuần tuổi: chiều dài lúc này được tính từ đầu đến mông do thai nhi nằm cuộn tròn trong bụng mẹ.
  • Thai nhi từ 20 tuần tuổi trở đi: chiều dài được đo từ đầu đến gót chân. Cân nặng của thai nhi tăng dần đều.
  • Ở giai đoạn trên 30 tuần tuổi cân nặng và kích thước của thai nhi phát triển tối đa, sẵn sáng để chào đời.

Bảng cân nặng thai nhi 2020

Dưới đây là bàng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO. Các chỉ số chỉ mang tính tương đối, các mẹ không nhất định phải miễn cưỡng đạt đúng các chỉ số được đưa ra.

Tìm kiếm trên Google

Tuổi thai (tuần) Chiều dài (cm) Cân nặng ước tính (g)
8 1.6 1
9 2.3 2
10 3.1 4
11 4.1 7
12 5.4 14
13 7.4 23
14 8.7 43
15 10.1 70
16 11.6 100
17 13 140
18 14.2 190
19 15.3 240
20 16.4 300
21 25.6 360
22 27.8 430
23 28.9 501
24 30 600
25 34.6 660
26 35.6 760
27 36.6 875
28 37.6 1005
29 38.6 1153
30 39.9 1319
31 41.1 1502
32 42.4 1702
33 43.7 1918
34 45 2146
35 46.2 2383
36 47.4 2622
37 48.6 2859
38 49.8 3083
39 50.7 3288
40 51.2 3462

Bảng cân nặng thai nhi 2020 có thể thay đổi tùy vào những yếu tố nào?

Như đã nói ở trên, mẹ không nên miễn cưỡng phải đạt 100% cân nặng tiêu chuẩn, vì cân nặng của thai nhi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Do di truyền, chủng tộc: cân nặng và chiều dài của thai nhi phải tương đồng với vóc dáng của cha mẹ. Vì vậy, chỉ số cân nặng và chiều dài của thi nhi có thể thay đổi tùy vào mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Sức khỏe và cân nặng của mẹ:

  • Mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc vóc dáng cao lớn thường có xu hướng sinh con lớn và nặng cân hơn.
  • Trong trường hợp mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi sẽ thiếu chất và suy dinh dưỡng.
  • Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều, thai nhi lớn, cân nặng vượt mức khiến mẹ gặp nhiều bất tiện và khó sinh thường.
  • Chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu chỉ nên tăng 10 – 12kg nếu mang thai đơn và 16 – 20kg với thai đôi.

Thứ tự sinh con: thông thường, con thứ thường lớn và nặng cân hơn con đầu. Nếu như khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần nhau, con thứ cũng có khả năng nhỏ và nhẹ cân hơn.

Số lượng thai: cân nặng của thai nhi cũng thấp hơn nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai.

Thai nhi kém phát triển hoặc phát triển lớn hơn so với các chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi có sao không?

  • Thai nhi kém phát triển

Nếu thai nhi có chiều dài và cân nặng nhỏ hơn 1 chút so với các chỉ số tiêu chuẩn, mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho bé phát triển.

Tuy nhiên nếu chiều dài thai nhi ngắn hơn 3cm so với chiều dài trung bình, mẹ nên đi khám và làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khiến thai nhi chậm lớn như:

  • Chức năng của nhau thai có được đảm bảo, có thể vận chuyển đẩy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi hay không?
  • Những vấn đề có thể gặp ở dây rốn.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết không?
  • Mẹ có đang gặp các vấn đề về tinh thần như: căng thẳng, stress, trầm cảm,…

Sau khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ điều chỉnh tâm lý và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thai nhi nhỏ có thể khiến bé sinh ra bị suy dinh dưỡng, viêm phổi, vàng da do sức đề kháng và sức khỏe yếu.

  • Thai nhi phát triển hơn bình thường

Căn cứ vào bảng cân nặng thai nhi 2020, nếu chiều dài đo được của thai nhi lớn hơn mức tiêu chuẩn 3cm có nghĩa là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. Thai nhi lớn khiến mẹ bất tiện khi đi lại và gặp khó khăn khi sinh con. Em bé sinh ra dễ bị béo phì và mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Mẹ nên đi siêu âm định kỳ để dễ theo dõi và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết khi thai nhi kém phát triển hoặc lớn hơn bình thường.

Theo dõi bảng cân nặng thai nhi 2020 có vai trò gì?

Do lo lắng cho sự phát triển của thai nhi hoặc do người lớn mách bảo, các mẹ thường có xu hưởng ăn nhiều, bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có cả chất béo khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh và sự phát triển của bé sau này.

Tìm kiếm trên Google

Một số mẹ có tình trạng ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi trong tam các nguyệt đầu tiên hoặc có thể kéo dài suốt thai kỳ khiến cơ thể thiếu dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.

Vì vậy, việc theo dõi cần nặng thai nhi cực kỳ quan trọng. Không chỉ giúp mẹ yên tâm về sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ điều chỉnh chế độ tập luyện và ăn uống, bổ sung dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

Làm thế nào để bé đạt chuẩn theo bảng cân nặng thai nhi?

Đối với thai nhi nhẹ cân hơn so với cân nặng tiêu chuẩn

Nghiên cứu cho thấy cân nặng của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên quan đến nhau. Mỗi cốc sữa giúp bé tăng 41g trọng lượng. Vì vậy khi bé nhẹ cân, mẹ có thể uống nhiều sữa hơn để bé phát triển. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Tập thể dục và yoga: các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp đẩy mạnh quả trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể đăng ký các lớp tập yoga bầu.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày: nếu như không thể ăn nhiều trong một bữa, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Mẹ sẽ ăn được nhiều hơn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi cũng nhiều hơn.
  • Tránh lo âu, căng thẳng: mẹ luôn phải giữ được tâm lý thoải mái, thư giãn. Nếu mẹ hay cáu gắt, căng thẳng thì bé sẽ khó tăng cân, khi sinh ra hay quấy khóc, lười ăn, chậm lớn.
  • Bổ sung thêm thực phẩm chức năng: ngoài chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày, mẹ cũng có thể bổ sung các chất như: sắt, vitamin D, canxi,…
  • Uống sữa dành cho bà bầu: mẹ có thể uống 3 ly sữa mỗi ngày hoặc các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phomai,… Kết hợp với hoa quả sẽ giúp mẹ đỡ ngán và bổ sung nhiều vitamin.

Đối với thai nhi vượt cân so với cân nặng tiêu chuẩn

Tập thể dục và vận động thường xuyên: từ tuần thứ 29, mẹ vận động hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày sé giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn. Không những thế, đi bộ còn giúp mẹ dễ sinh hơn.

Chế độ ăn uống khoa học: khi bé tăng cân vượt quá bảng cân nặng thai nhi, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, tránh nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể, đặc biệt là chất béo.

  • Bổ sung các loại rau xanh và trái cây, vừa không khiến mẹ và bé tăng cân nhiều nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng: dâu, táo, súp lơ xanh, cải bỏ xôi,…
  • Hạn chế lượng tinh bột từ: cơm, khoai lang, bánh mì,…
  • Không ăn đồ ăn nhanh, bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường và nước ngọt.
  • Uống nhiều nước.

Thư gián, trắng căng thẳng: mẹ cần nghỉ ngơi và thư giãn, tránh căng thẳng, làm việc quá sức bằng cách đọc sách, nghe nhạc,… cũng có tác dụng tránh béo phì cho cả mẹ và thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi 2020 theo tiêu chuẩn của WHO giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho thai nhi. Để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để kiểm soát được cân nặng và có chế độ vận động, dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé.

Tìm kiếm có liên quan

  • Các chỉ số thai nhi theo tuần
  • Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2020
  • Bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ
  • Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
  • Bảng cân nặng thai nhi theo ngày
  • Ăn gì để thai nhi tăng cân
  • Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2019
  • Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu
tin cùng chuyên mục
cham-kinh-bao-lau-thi-sieu-am-duoc

Chậm kinh bao lâu thì siêu âm được?

Những chị em mong ngóng muốn biết mình đã có con hay chưa ngoài việc sử dụng...

beta-hcg

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy...

cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...