Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?

Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?

Chia sẻ:

Mang thai là hành trình đầy gian nan, vất vả nhưng chứa đựng rất nhiều điều kỳ diệu với mỗi bà mẹ. Cảm nhận con lớn khôn từng ngày là niềm hạnh phúc không thể nói thành lời. Vậy, với thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì? những thay đổi của con sẽ khiến nhiều mẹ phải “ngỡ ngàng”.

Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?

  • Thai nhi ở tuần thứ 21 sẽ có chiều dài đầu – mông khoảng 26,7 – 28cm nặng khoảng 360gr – 450gr. Con bắt đầu đã có những đường nét tương đối rõ ràng trên khôn mặt: long mày, mí mắt, đôi môi, chồi răng non nhỏ xuất hiện bên dưới phần lợi.

Thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì?

  • Lớp mở mỏng đã hình thành nhưng do phát triển chậm hơn phần da bên trên nên nhìn chung da dẻ của con còn khá nhăn nheo.
  • Chất surfactant đã bắt đầu hình thành trong phổi có tác dụng giúp phổi hít đầy không khí ngay khi trẻ cất tiếng khóc chào đời.
  • Thời điểm này siêu âm đã thấy tương đối rõ đường nét trên khuôn mặt con, đồng thời có thể quan sát được các khoang tim, hệ thống mạch máu chính ở tim và sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong những tuần thai tiếp theo.
  • Đến thời điểm này, rất nhiều bà mẹ băn khoăn thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì rồi? Rất nhiều điều về bé sẽ làm các mẹ ngạc nhiên.

Thai nhi trong tuàn 21 dường như dành nhiều thời gian hơn để vận động, bạn sẽ thấy số lần còn máy do những cử động cơ ở tay, chân va chạm. Các hoạt động về đêm sẽ thường xuyên hơn, xuất hiện những lần nấc cụt của bé rất đáng yêu.

Tìm kiếm trên Google

Giai đoạn này bé con đã biết phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài do phần xương tai đã phát triển hoàn thiện: tiếng của mẹ, tiếng to đột ngột,….mẹ đều có thể cảm nhận được bé yêu huơ tay huơ chân trong bụng.

Bé cảm nhận được những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực từ mẹ và chúng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách, tâm trạng của thai nhi. Do đó, các mẹ cần tạo cho mình trạng thái tinh thần thoải mái để con yêu phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

  • Hệ xương của bé đã đi vào hoàn thiện và cứng cáp dần lên, lượng canxi này bé hoàn toàn lấy từ mẹ, do đó hãy tăng cường sử dụng các loại thực phẩm hàng ngày, cũng như vitamin cần thiết giúp mẹ khỏe, con khỏe.
  • Giai đoạn này mẹ ăn gì thì bé cũng đều được nếm qua mùi vị nước ối, bởi vậy mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bé quen dần. Hệ thống tiêu hóa cũng dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài, toàn bộ cơ thể bé sẽ được bao bọc bởi một chất trắng gọi là gây để bảo vệ và giúp con yêu di chuyển trong nước ối dễ dàng hơn.

Những thay đổi của mẹ khi nhai nhi được 21 tuần tuổi

Thai nhi càng lớn thì áp lực lên hệ thống dây chẳng ở vùng bụng, xương chậu càng gia tăng, thiếu hụt canxi, magie,….cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau mỏi người hơn. Các mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng nhất điều này khi có dấu hiệu chuột rút, đặc biệt là bắp chân.

Hiện tượng này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngay cả ban đêm khi mẹ co duỗi chân đột ngột. Chuột rút phần cơ bụng cũng khiến mẹ đau nhói, tuy nhiên không phổ biến.

Những thay đổi của mẹ khi nhai nhi được 21 tuần tuổi

  • Phần bụng to lên, nhô cao và khó dấu bụng trong giai đoạn này.
  • Hội chứng ống cổ tay xuất hiện tác động lên các ngón tay khiến bạn có cảm giác phần bàn tay bị châm chích, buồn mỏi tay. Hiện tượng này thường khiến bạn buồn bực trong người, rất khó ngủ, trằn trọc nhất là về đêm
  • Sự thay đổi đột ngột hormone nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến khoảng 60% phụ nữ mang thai trong giai đoạn này có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Dịch âm đạo tăng tiết nhiều hơn bình thường, dịch này có màu trắng, trong, lỏng, hơi dính, không mùi.

Thời điểm này, môi trường âm đạo của chị em thường bị mất cân bằng do hormone nội tiết thay đổi, do đó rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc bất thường (vàng, nâu, vàng xanh,…) cần đi thăm khám sớm để điều trị viêm nhiễm sớm, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với thai nhi.

  • Những cơn co thắt sẽ diễn ra thường xuyên hơn nhưng thường sẽ không đau chủ yếu là cảm giác hơi quặn lên diễn ra ở phần trên của tử cung. Đây là những lần “tập dượt” của tử cung để xuất bị cho lần chuyển dạ thực sự khi bé con đủ tháng đủ ngày.
  • Xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, cảm giác phù nề, đau nhức sẽ ngày càng nặng nề hơn.
  • Thường sẽ có hiện tượng rỉ sữa non ở khoảng tuần 21, có nhiều người sẽ tiết sữa sớm hơn. Các mẹ không cố nặn sữa non hoặc hút sữa non ra trữ động, điều này rất ảnh hưởng đến thai nhi (nguy cơ sinh non cao). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn cần phải hút sữa non ra.

Chú ý đến tình trạng tắc tia sữa trong giai đoạn này, nhận biết chủ yếu qua cảm giác sưng đau, cục u đỏ và mềm khi sờ vào ngực. Hãy massage nhẹ nhàng và nếu quá đau hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để xử lý vấn đề này.

Những điều mẹ cần làm khi thai nhi được 21 tuần tuổi.

  • Bạn vẫn hãy nhớ thường xuyên tập các động tác duỗi thẳng người nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giảm cảm giác bị chuột rút. Không nên dậy quá đột ngột cũng làm tăng khả năng bị co rút, nhất là phần dây chằng dưới bụng.

Những điều mẹ cần làm khi thai nhi được 21 tuần tuổi.

  • Ngoài ra, đừng để đồ vật gì gần giường ngủ để tránh bị vấp ngã khi thức dậy khi đêm muộn, ánh sáng bị hạn chế.
  • Ăn đầy đủ, đúng bữa và ăn cân bằng các nhóm thực phẩm, không nên vì cảm giác nghén, mệt mỏi mà chỉ chọn ăn những món mình thích và đặc biệt nên uống đủ nước, không chỉ tốt cho cơ thể của mẹ mà còn hạn chế được khả năng bị thiếu ối.
  • Nên hạn chế ăn mặn, tăng đạm lành mạnh và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế đến mức thấp nhất các loại đồ ăn sẵn, trà sữa,…hoàn toàn gây tăng cân cho sản phụ mà ko có nhiều giá trị dinh dưỡng
  • Nếu bị đau đầu hãy nằm nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, ti vi. Nếu cơn đau đầu kéo dài dai dẳng, thị lực có dấu hiệu suy giảm thì trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lấy lan mầm bệnh từ chồng sang.
  • Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để giúp mẹ và con khỏe mạnh, giảm suy giãn tĩnh mạch, chuột rút,….
  • Đừng bỏ qua kiểm tra định kỳ hàng tháng và nhớ đánh dấu trên lịch để không bỏ qua các mốc thăm khám quan trọng.

Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc toàn diện sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Mọi thắc mắc liên quan đến thai nhi 21 tuần tuổi biết làm gì? bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 03.56.56.52.52  hoặc chat tại [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể.

Tìm kiếm trên Google

tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...