Tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì và phải xử lý như thế nào trong trường hợp này? Các chuyên gia cho biết, đây rất có thể là dấu hiệu bệnh đường tiết niệu nghiêm trọng mà nếu không điều trị kịp thời chắc chắn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, nước tiểu của mỗi người đều có mùi đặc trưng, hơi khai và hôi với màu vàng nhạt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại gặp phải hiện tượng nước tiểu có mùi hôi rất khó chịu, thậm chí là khai nồng. Đi kèm với đó có thể là những biểu hiện đau vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu dắt, khó tiểu,… gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.
Nguyên nhân sinh lý của hiện tượng nước tiểu có mùi hôi
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu theo các chuyên gia thì đây rất có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi người, cụ thể như sau:
- Uống nước ít: Khi bạn uống nước quá ít mỗi ngày sẽ làm nước tiểu bị cô đặc, từ đó sẽ khiến nước tiểu xuất hiện mùi hôi khó chịu hoặc khai nồng, đặc biệt là nước tiểu còn có màu vàng đậm hơn lúc bình thường.
- Uống quá nhiều cà phê: Cà phê cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có màu sắc khác thường. Sử dụng cà phê thường xuyên có thể khiến cơ thể giải phóng nước, khiến mùi nước tiểu nồng hơn. Khi cơ thể phân hủy lượng cà phê được nạp vào cũng sẽ ảnh hưởng tới mùi nước tiểu thải ra.
- Do bạn sử dụng thuốc: Tác dụng phụ của thuốc tây chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nước tiểu thải ra. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc an thần, các loại thuốc vitamin, thuốc giảm đau, tăng huyết áp,… chúng đều có thể khiến nước tiểu đổi màu bất thường và có mùi hôi khó chịu.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm có mùi: Nếu bạn sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều gia vị như hành, tỏi, gừng,… có mùi nồng thì rất có thể khiến sẽ nước tiểu xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì?
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Các chuyên gia cho biết, một khi tình trạng nước tiểu xuất hiện mùi hôi khó chịu và màu sắc cũng thay đổi, chắc chắn là dấu hiệu cơ thể đang báo bệnh. Phần lớn, nguyên nhân đều xuất phát từ những bệnh lý sau đây:
- Viêm bàng quang/ viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay viêm bàng quang đều là những bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ. Khi mắc những bệnh lý này, bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng nước tiểu có mùi hôi khó chịu, từ màu vàng nhạt sẽ chuyển sang màu trắng đục hoặc vàng đục. Bên cạnh đó là những dấu hiệu bất thường như chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu rát, tiểu nhiều hay đau tức vùng bụng dưới, chảy dịch mủ bất thường.
- Sỏi niệu đạo
Sỏi thận hay soi niệu đạo đều nguy hiểm đối với người bệnh. Một khi sỏi đã xuất hiện ở niệu đạo chắc chắn sẽ khiến nước tiểu có màu đục và mùi hôi khó chịu. Nhiều trường hợp còn phát hiện nước tiểu lẫn máu mủ do các viên sỏi gây tổn thương niêm mạc niệu đạo.
- Lỗ rò bàng quang
Lỗ rò bàng quang là bộ phận thường nối với bàng quang, ruột hoặc âm đạo ở nữ giới, sẽ gây ra một số vấn đề bất thường ở đường tiết niệu. Khi bị tổn thương, chúng cũng sẽ khiến nước tiểu có mùi khó chịu. Lỗ rò bàng quang trực tiếp tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn từ các cơ quan khác đi vào bàng quang và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Bệnh lậu
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Lậu là một trong những căn bệnh xã hội có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khá khó nhận biết, gây nhầm lẫn với các dạng viêm nhiễm vùng kín thông thường. Người bị mắc bệnh lậu sẽ có những triệu chứng thường thấy như tiểu ra máu, tiểu mủ, nước tiểu có mùi khai nồng, mùi hôi khó chịu, kèm theo dịch mủ màu xanh, vàng đậm hay trắng đục.
Một số bệnh lý khác thường gặp
Ngoài những bệnh lý xảy ra tại vùng kín, tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu còn có thể xuất phát từ những căn bệnh toàn thân như:
- Viêm tuyến tiền liệt: Đây là bệnh lý thường gặp và có thể khiến nước tiểu đổi màu bất thường đồng thời có mùi hôi khó chịu.
- Viêm bể thận: Khi bị nhiễm trùng ngược, vi khuẩn từ bàng quang lên bể thận có thể sẽ gây viêm bể thận, điều này sẽ khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
- Tiểu đường: Với những người mắc căn bệnh này, cơ thể sẽ đào thải lượng đường qua nước tiểu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi mùi của nước tiểu. Nước tiểu sẽ cô đặc hơn, chuyển sang màu vàng sậm và hôi khai nồng. Kèm theo đó là những triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gắt.
- Rối loạn chuyển hóa: Khi mắc phải căn bệnh này, nồng độ axit trong nước tiểu của người bệnh sẽ tăng nhanh làm giảm độ pH khiến nước tiểu xuất hiện mùi hôi khó chịu đặc trưng của axit.
Cách chữa khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Như đã trình bày ở trên, hiện tượng nước tiểu có mùi hôi, tanh nồng hay chuyển màu bất thường rất có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh cần chủ động đi thăm khám ngay lập tức.
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao đang công tác ở đây sẽ trực tiếp thám khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cụ thể, xác định rõ cấp độ bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị an toàn, phù hợp.
- Thông thường, đối với những trường hợp bị viêm nhiễm cấp tính nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc chuyên khoa đặc hiệu mang ưu điểm là tác dụng nhanh, nhằm mục đích chấm dứt các triệu chứng khó chịu lâm sàng và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Riêng đối với những trường hợp viêm nhiễm mạn tính tức là bệnh nặng và đã tái phát nhiều lần, các bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp. Thuốc đông y tác dụng sâu sẽ làm giảm bớt tác dụng phụ do thuốc tây y gây ra, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt để chống chọi mọi bệnh tật.
Trong nhiều trường hợp với những bệnh lý nặng như lậu hay viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm mạn tính, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng phương pháp phẫu thuật để nhanh chónh chữa khỏi bệnh.
Phải làm gì khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu?
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì? Các chuyên gia nhấn mạnh, nước tiểu có mùi hôi khó chịu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Lời khuyên tốt nhất dành cho người bệnh là ngay khi phát hiện những thay đổi về mùi cũng như màu sắc của nước tiểu một cách bất thường, thì cần có một số biện pháp khắc phục tạm thời như:
- Uống nhiều nước lọc và hạn chế uống cà phê, tuyệt đối sử dụng bia rượu.
- Hạn chế sử dụng đồ uống uống có chứa đường.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu, khi vừa buồn tiểu hãy đi tiểu ngay để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để hỗ trợ hệ thống thận – đường tiết niệu làm việc có hiệu quả hơn.
Nếu tình trạng nước tiểu có dấu hiệu bất thường ngày càng nghiêm trọng hoặc trong trường hợp người bệnh nghi ngờ là do bệnh lý vùng kín thì cần tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hi vọng qua những thông tin trên đây đã giúp bạn dễ dàng giải đáp thắc mắc nước tiểu có mùi hôi khó chịu là bệnh gì và có phương pháp xử lý hiệu quả. Click vào đây để được tư vấn chi tiết hơn