Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Ăn trứng nhiều có tốt không?

Ăn trứng nhiều có tốt không?

Chia sẻ:

Ăn trứng nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu trứng trong vòng 1 tuần, 1 tháng là đủ? Là câu hỏi Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi nhận được trong thời gian gần đây. Để tìm câu trả lời chính xác nhất hãy theo dõi bài viết dưới đây để Bác sĩ chuyên khoa đưa ra câu trả lời chính xách nhất.

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 quả trứng

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ăn nhiều trứng có tốt không?” thì cần phải biết được thành phần trong trứng có những gì? từ đó mới có thể đưa ra câu câu lời chính xác.

Trứng là gì?

Trứng (miền Nam gọi là hột) là sản phẩm động vật từ các loại gia cầm, chim chóc đẻ ra, thường được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho người. Bề ngoài của trứng thường có hình bầu dục, hai đầu không cân bằng, một to một nhỏ. Các loại trứng phổ biến nhất là trứng gà, trứng vịt (trứng lộn), trứng chim cút (trứng cút) ngoài ra còn có trứng ngỗng, trứng đà điểu.

Tìm kiếm trên Google

Cấu tạo của trứng

cau-tao-cua-qua-trung

Cấu tạo của trứng

Cấu tạo của trứng, về cơ bản được chia làm 4 bộ phận gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ trứng. Chẳng hạn như ở loài gà, lòng đỏ chiếm khoảng 31,9% khối lượng, lòng trắng 55,8%, vỏ trứng 11,9% và màng vỏ 0,4%.

Dĩnh dưỡng có trong trứng

  • Chất lipit có trong lòng đỏ, triglixerit 62,3%, photpholipit 32,8% và cholesterol 4,9% với một ít aminolipit.
  • Vỏ trứng chứa: cacbonat canxi khoảng 98,43%, cacbonat magiê 0,84% và photphat canxi 0,73% theo trọng lượng.
  • Còn xét tổng thể quả trứng, phần nước chiếm khoảng 65,7%, protit 12%, lipit 10,6%, gluxit 0,8% và khoáng chất 10,9% về trọng lượng.
  • Trứng có nguồn chất béo Lecithin theo các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách chất này và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Ngoài ra lượng cholesterol trong trứng không làm tăng mức cholesterol trong máu khi ăn vì nó giảm việc sản xuất cholesterol của cơ thể.

trung-co-chat-gi-1

Lợi ích của trứng

Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng như những số liệu nêu trên, trứng gà còn giúp làm đẹp và chữa các bệnh thông dụng như kiết lỵ, đau dạ dày…

Tìm kiếm trên Google

Trứng cung cấp protein

Công dụng đầu tiên phải kể đến là cung cấp protein cho cơ thể. Không chỉ chứa một lượng protein lớn mà trứng còn có chứa các axit amin cần thiết đối với sự phát triển về chiều cao, cân nặng và thể chất đối với trẻ, hỗ trợ phát triển cơ bắp để hoạt động tốt hơn.

Trứng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Từ nguồn protein trong trứng sẽ cung cấp Calo, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp bạn có đầy đủ nguồn năng lượng cho một ngày làm việc. Cơ thể tràn đầy năng lượng và được cung cấp nhiều dưỡng chất sẽ đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trứng cung cấp choline 

Với 50% lượng choline có chứa trong một quả trứng sẽ giúp cho các quá trình trao đổi chất của tế bào, não và các cơ quan thần kinh thực hiện chức phận của mình đồng thời hỗ trợ quá trình vận chuyển các dưỡng chất đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, cholin còn có tác dụng hỗ trợ thai nhi 3 tháng đầu tránh các dị tật và phát triển não bộ.

Ngoài ra trứng còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, chống lão hóa da, tăng cường hệ tiêu hóa.

Ăn trứng nhiều có tốt không?

Trứng là một tế bào, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một trái trứng có chứa tới 220mg cholesterol và nhiều axit bão hòa. Các nhà khoa học đã cảnh báo, mỗi ngày cơ thể chúng ta không nên hấp thu quá 300mg cholesterol.

an-trung-nhieu-co-tot-khong-1

Vậy một tuần chúng ta ăn trứng gà mấy quả? Không nên ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày và không quá 3 lòng đỏ trứng mỗi tuần. Riêng lòng trắng trứng thì bạn có thể ăn thoải mái, không hạn chế vì lòng trắng trứng rất tốt cho sự phát triển của cơ bắp.

Những người bệnh tăng huyết ápxơ hoá động mạch vành thì tốt nhất không nên ăn nhiều trứng gà đặc biệt là lòng đỏ trứng. Sau khi ăn trứng gà tốt nhất nên ăn những loại rau và hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C phong phú để tăng sự hấp thu sắt, protein, canxi.

Tìm kiếm trên Google

Theo các nhà dinh dưỡng học, nếu ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc, không những đảm bảo được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin bị mất đi ít.

Vậy nên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng khi dùng trứng gia cầm để chế biến món ăn, nên sử dụng ít lòng đỏ và cố gắng tăng lượng lòng trắng trứng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng trứng

Không ăn quá 3 quả/ngày

Nếu chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thu, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày.

Chú ý khi ăn trứng trần, trứng sống

  • Khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
  • Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng.
  • Bởi trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
  • Ăn trứng chưa chín dễ mắc tiêu chảy: Nếu bạn ăn trứng chưa chín hẳn thì nó sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thu các chất protein (chất đạm) vào cơ thể.
  • Đồng thời nó cũng có thể làm có thể bị nhiễm các vi khuẩn tồn tại, có hại có sẵn trong trứng và dẫn đến dễ mắc bệnh tiêu chảy.

Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng

  • Protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
  • Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.

Không nên cho bột ngọt vào trứng

  • Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên.
  • Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
  • Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt.
  • Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

Trứng gà đã chín để qua đêm cần bỏ ngay

Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn.

Nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Ăn trứng nhiều có tốt không?” Nếu còn bất kỳ câu hỏi liên quan đến sức khỏe nào khác hãy hỏi ngay Bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi.

Các tìm kiếm liên quan đến ăn trứng nhiều có tốt không

  • Còn trai an trứng nhiều có tốt không
  • Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà có tốt không
  • Con trai an trứng nhiều có tốt không
  • 1 tuần nên ăn mấy quả trứng
  • An nhiều trứng vịt có tốt không
  • Mỗi sáng ăn 1 quả trứng gà có tốt không
  • Tập gym ăn trứng nhiều có tốt không
  • Tập gym an trứng nhiều có tốt không
tin cùng chuyên mục
cham-kinh-bao-lau-thi-sieu-am-duoc

Chậm kinh bao lâu thì siêu âm được?

Những chị em mong ngóng muốn biết mình đã có con hay chưa ngoài việc sử dụng...

beta-hcg

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy...

cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...