Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Ciprofloxacin là thuốc gì? Công dụng và cách dùng

Ciprofloxacin là thuốc gì? Công dụng và cách dùng

Chia sẻ:

Ciprofloxacin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đây là một hoạt chất thường thấy trong các thuốc kháng sinh dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Tác dụng của thuốc ciprofloxacin là gì?

Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh được gọi là quinolone. Nó hoạt động bằng cách giết chết vi khuẩn nhờ ngăn chặn hoạt động của một loại enzyme có tên là DNA-gyrase. Enzyme này có liên quan đến việc tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn. Nếu nó không hoạt động, vi khuẩn không thể tự phục hồi hoặc sinh sản. Điều này đồng nghĩa thuốc sẽ giết chết và làm sạch vi khuẩn.

Tìm kiếm trên Google

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin có hiệu quả chống lại một số lượng lớn vi khuẩn, một số trong đó có xu hướng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng. Nó đặc biệt hữu ích để chống lại một nhóm vi khuẩn được gọi là vi khuẩn gram âm, bao gồm salmonella, shigella, campylobacter, neisseria và pseudomonas.

Ciprofloxacin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng ngực như viêm phổi, viêm phế quản cấp tính và nhiễm trùng phổi trong xơ nang hoặc COPD
  • Nhiễm trùng tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai giữa và viêm tai ngoài externa
  • Nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang , nhiễm trùng thận và viêm niệu đạo.
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) hoặc tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn)
  • Nhiễm trùng da, chẳng hạn như loét bị nhiễm trùng, vết thương hoặc bỏng, áp xe, viêm mô tế bào, hồng cầu
  • Nhiễm trùng xương và khớp, chẳng hạn như viêm tủy xương và viêm khớp nhiễm trùng
  • Nhiễm trùng bụng, như viêm phúc mạc hoặc áp xe bụng
  • Nhiễm trùng dạ dày và ruột, chẳng hạn như thương hàn hoặc tiêu chảy
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Bệnh lậu
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng ở những người phẫu thuật dạ dày, ruột hoặc thực hiện thủ tục nội soi
  • Ngăn ngừa viêm màng não ở người tiếp xúc với người bệnh viêm màng não do vi khuẩn
  • Ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh than sau khi tiếp xúc với bào tử bệnh than
  • Nhiễm trùng phổi trong xơ nang do một loại vi khuẩn gọi là Pseudomonas aeruginosa
  • Điều trị nhiễm trùng nặng khác khi bác sĩ cảm thấy điều này là cần thiết

Chỉ định thuốc ciprofloxacin

Ciprofloxacin chỉ được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng cipofloxacin: Viêm đường tiết niệu trên và dưới; viêm tuyến tiền liệt; viêm xương – tủy; viêm ruột vi khuẩn nặng; nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch).

Tìm kiếm trên Google

Chỉ định thuốc ciprofloxacin

Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.

Chống chỉ định ciprofloxacin

Người có tiền sử quá mẫn với ciprofloxacin và các thuốc liên quan như acid nalidixic và các quinolon khác.

Không được dùng ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.

Thận trọng khi dùng ciprofloxacin

Cần thận trọng khi dùng ciprofloxacin đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.

Dùng ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ.

Thận trọng khi dùng ciprofloxacin

Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.

Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.

Hạn chế dùng ciprofloxacin cho trẻ nhỏ và trẻ đang lớn (trên thực nghiệm, thuốc có gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực).

Thời kỳ mang thai

Chỉ nên dùng ciprofloxacin cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới fluoroquinolon.

Thời kỳ cho con bú

Không dùng ciprofloxacin cho người cho con bú, vì ciprofloxacin tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ có thể gây tác hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú.

Tác dụng không mong muốn khi dùng ciprofloxacin (ADR)

Nói chung, ciprofloxacin dung nạp tốt. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu là lên dạ dày – ruột, thần kinh trung ương và da.

Tác dụng không mong muốn khi dùng ciprofloxacin

  • Thường gặp, ADR > 1/100
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.
  • Chuyển hóa: Tăng tạm thời nồng độ các transaminase.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
  • Toàn thân: Nhức đầu, sốt do thuốc.
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
  • Tim – mạch: Nhịp tim nhanh.
  • Thần kinh trung ương: Kích động.
  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa.
  • Da: Nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông.
  • Chuyển hóa: Tăng tạm thời creatinin, bilirubin và phosphatase kiềm trong máu.
  • Cơ xương: Ðau ở các khớp, sưng khớp.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000
  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ.
  • Máu: Thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin.
  • Thần kinh trung ương: Cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
  • Da: Hội chứng da – niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da thành nốt, ban đỏ đa dạng tiết dịch.
  • Gan: Ðã có báo cáo về một vài trường hợp bị hoại tử tế bào gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
  • Cơ: Ðau cơ, viêm gân (gân gót) và mô bao quanh. Có một vài trường hợp bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với corticosteroid.
  • Tiết niệu – sinh dục: Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
  • Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ðể tránh có tinh thể niệu, duy trì đủ lượng nước uống vào, tránh làm nước tiểu quá kiềm.

Nếu bị ỉa chảy nặng và kéo dài trong và sau khi điều trị, người bệnh có thể đã bị rối loạn nặng ở ruột (viêm đại tràng màng giả). Cần ngừng ciprofloxacin và thay bằng một kháng sinh khác thích hợp (ví dụ vancomycin).

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về tác dụng phụ cần ngừng dùng ciprofloxacin và người bệnh cần phải được điều trị tại một cơ sở y tế mặc dù các tác dụng phụ này thường nhẹ hoặc vừa và sẽ mau hết khi ngừng dùng ciprofloxacin.

Bạn nên dùng ciprofloxacin như thế nào?

Đọc hướng dẫn dùng thuốc được dược sĩ cung cấp trước khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc này và mỗi lần sử dụng lại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Bạn nên dùng ciprofloxacin như thế nào?

Thuốc này có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ định của bác sĩ, thường dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

Lắc đều chai thuốc trong 15 giây trước khi rót thuốc ra ngoài. Đo liều dùng cẩn thận bằng thiết bị đo/thìa đặc biệt. Không sử dụng muỗng ăn vì bạn có thể không đo được liều lượng chính xác. Không nhai các thành phần bên trong hỗn dịch thuốc.

Không dùng dạng hỗn dịch bằng ống dẫn thức ăn vì các hạt trong hỗn dịch có thể làm tắc nghẽn ống.

Bạn nên bảo quản ciprofloxacin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng ciprofloxacin

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ciprofloxacin cho người lớn là gì?

 Liều thông thường cho người lớn dự phòng bệnh than

Liều dùng thuốc ciprofloxacin cho người lớn

Liều dự phòng cho người lớn đã phơi phiễm bệnh than do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis

  • Tiêm tĩnh mạch: 400mg mỗi 12 giờ.
  • Uống: ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ.

Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống thuốc) là 60 ngày.

– Liều thông thường cho người bị nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết thứ cấp liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do khuẩn Escherichia coli: tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 12 giờ.

Việc điều trị nên được tiếp tục trong vòng 7-14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

– Liều thông thường cho người bị viêm phế quản

Đợt kịch phát của bệnh viêm phế quản mạn tính:

  • Nhẹ/trung bình: tiêm tĩnh mạch: 400mg mỗi 12 giờ. Uống: 500mg mỗi 12 giờ.
  • Nặng/phức tạp: tiêm tĩnh mạch: 400mg mỗi 8 giờ. Uống: 750mg mỗi 12 giờ.

Thời gian điều trị: 7–14 ngày.

– Đối với Ciprofloxacin 0,3%:

Mắt:

  • Nhiễm khuẩn cấp tính: Khởi đầu nhỏ 1–2 giọt mỗi 15–30 phút, giảm dần số lần nhỏ mắt xuống nếu bệnh đã thuyên giảm..
  • Các trường hợp nhiễm khuẩn khác: Nhỏ 1–2 giọt, 2–6 lần/ngày hoặc hơn nếu cần.
  • Bệnh đau mắt hột cấp và mãn tính: 2 giọt cho mỗi mắt, 2–4/lần mỗi ngày. Tiếp tục điều trị trong 1–2 tháng hoặc lâu hơn.

Tai:

  • Khởi đầu nhỏ 2–3 giọt mỗi 2–3 giờ, giảm dần số lần nhỏ khi bệnh đã thuyên giảm.

Liều dùng ciprofloxacin cho trẻ em là gì?

– Liều thông thường cho trẻ em dự phòng bệnh than:

Liều dùng ciprofloxacin cho trẻ em

Liều dự phòng cho trẻ em đã phơi phiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis

  • Tiêm tĩnh mạch: 10 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
  • Uống: 15 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 500 mg/liều).

Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 60 ngày.

– Liều thông thường cho trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn có biến chứng do khuẩn Escherichia coli:

1-18 tuổi:

  • Tiêm tĩnh mạch: 6-10 mg/kg mỗi 8 giờ (liều tối đa: 400 mg/liều).
  • Uống: 10-20 mg/kg mỗi 12 giờ (liều tối đa: 750 mg/liều).

Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 10–21 ngày.

Đối với trẻ em, ciprofloxacin không phải là thuốc đầu tiên được lựa chọn do tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi cao.

Ciprofloxacin có những dạng và hàm lượng nào?

  • Dạng để uống là ciprofloxacin hydroclorid, dạng tiêm là ciprofloxacin lactat.
  • Viên nén 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg, 500 mg, 750 mg, nang 200 mg.
  • Ðạn trực tràng 500 mg.
  • Thuốc tiêm 200 mg/100 ml, 100 mg/50 ml, 100 mg/10 ml.
  • Thuốc nhỏ mắt 0,3%.

Tương tác thuốc

Thuốc ciprofloxacin có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc ciprofloxacin có thể tương tác với thuốc nào?

Không nên sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể không điều trị cho bạn bằng thuốc này hoặc thay đổi một số thuốc khác mà bạn đang dùng.

  • Agomelatine
  • Amifampridine
  • Cisapride
  • Dronedarone
  • Lomitapide
  • Mesoridazine
  • Pimozide
  • Piperaquine
  • Sparfloxacin
  • Thioridazine
  • Tizanidine

Không khuyến cáo dùng thuốc này đối với bất kỳ các thuốc sau đây, nhưng có thể cần dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất dùng thuốc ở một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Acarbose
  • Acecainide
  • Acetohexamide
  • Alfuzosin
  • Alogliptin
  • Alosetron
  • Amiodarone
  • v.v

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới ciprofloxacin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ciprofloxacin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhịp tim chậm
  • Tiểu đường
  • Tiêu chảy
  • Tiền sử bị nhồi máu cơ tim
  • Bệnh tim (ví dụ, suy tim)
  • Vấn đề về nhịp tim (ví dụ, hội chứng QT kéo dài), hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng này
  • Hạ kali máu (nồng độ kali trong máu thấp), chưa được chữa trị
  • Hạ magie (nồng độ magne trong máu thấp), chưa được chữa trị
  • Bệnh gan, nặng
  • Có tiền sử bị động kinh (co giật)
  • Có tiền sủ bị đột quỵ
  • Bệnh não (ví dụ như xơ cứng động mạch)
  • Bệnh thận nghiêm trọng
  • Có tiền sử ghép nội tạng (ví dụ, tim, thận, hoặc phổi);
  • Có tiền sử mắc rối loạn về gân (ví dụ, viêm khớp dạng thấp)
  • Nhược cơ (nhược cơ nặng)

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều ciprofloxacin đã quy định.

 

Tìm kiếm có liên quan

  • Ciprofloxacin 500mg
  • ciprofloxacin 500mg – thuốc biệt dược
  • ciprofloxacin 0,3%
  • ciprofloxacin 200mg/100ml
  • Ciprofloxacin truyền
  • Giá thuốc Ciprofloxacin 500mg
  • thuốc ciprofloxacin 500-hv
  • ciprofloxacin 250-us
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...