Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Thuốc kháng sinh cefuroxim

Thuốc kháng sinh cefuroxim

Chia sẻ:

Cefuroxime là thuốc gì?

Cefuroxime là một thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ hai. Nó được phát hiện bởi Glaxo, hiện tại là GlaxoSmithKline, và đưa ra thị trường đầu tiên vào năm 1978 dưới tên thương mại Zinacef. Nó nhận được sự chấp thuận của FDA vào tháng 10 năm 1983.

cefuroxim

Cefuroxime là thuốc gì?

Thuốc kháng sinh Cefuroxim được bán tổng hợp phổ rộng. Thuốc thuộc nhóm cephalosporin, bao gồm thuốc tiêm là dạng muối natri và thuốc uống là dạng axetil este.

Cefuroxim axetil là tiền chất của thuốc kháng sinh Cefuroxim, là chất có rất ít hoạt tính kháng khuẩn khi chưa bị thủy phân thành Cefuroxim trong cơ thể sau khi được hấp thu.

Tìm kiếm trên Google

Dạng thuốc và hàm lượng cefuroxim

Dạng thuốc và hàm lượng cefuroxim

Dạng thuốc và hàm lượng cefuroxim

Cefuroxim axetil

  • Dạng thuốc uống;
  • Hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml; 250 mg/5 ml;
  • Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg.

Cefuroxim natri

  • Dạng thuốc tiêm;
  • Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.

Dược lý và cơ chế tác dụng của cefuroxim

  • Cefuroxime là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, thuốc tiêm dạng muối natri, thuốc uống dạng axetil este.
  • Cefuroxime axetil là tiền chất của cefuroxim, chất này có rất ít hoạt tính kháng khuẩn khi chưa bị thuỷ phân thành cefuroxim trong cơ thể sau khi được hấp thu.
  • Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu ( các protein gắn penicillin ).
  • Nguyên nhân kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn penicillin.
  • Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cảcác chủng tiết beta – lactamase/cephalosporinase của cả vi khuẩn gram dương và gram âm.
    Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta – lactamase của vi khuẩn gram âm.

Liều lượng – cách dùng Cefuroxime

Liều lượng – cách dùng Cefuroxime

cách dùng Cefuroxime

Liều lượng thuốc uống:

Cefuroxim axetil là một acetoxymethyl ester dùng theo đường uống ở dạng thuốc viên hay hỗn dịch.

Tìm kiếm trên Google

Người lớn:

Uống 250 mg, 12 giờ một lần để trị viêm họng, viêm a-mi-đan hoặc viêm xoang hàm do vi khuẩn nhạy cảm. Uống 250 mg hoặc 500 mg, 12 giờ một lần trong các đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản cấp nhiễm khuẩn thứ phát hoặc trong nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng. Uống 125 mg hoặc 250 mg, 12 giờ một lần, trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Uống liều duy nhất 1 g trong bệnh lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không biến chứng hoặc bệnh lậu trực tràng không biến chứng ở phụ nữ. Uống 500 mg, ngày 2 lần, trong 20 ngày, trong bệnh Lyme mới mắc.

Trẻ em:

Viêm họng, viêm a-mi-dan: Uống hỗn dịch 20 mg/kg/ngày (tối đa 500 mg/ngày) chia thành 2 liều nhỏ; hoặc uống 1 viên 125 mg cứ 12 giờ một lần. Viêm tai giữa, chốc lở: dạng hỗn dịch là 30 mg/kg/ngày (tối đa 1 g/ngày) chia làm 2 liều nhỏ; dạng viên là 250 mg, 12 giờ một lần. Không nên nghiền nát viên cefuroxim axetil, và do đó đối với trẻ nhỏ tuổi dạng hỗn dịch sẽ thích hợp hơn.

Chú ý: Không phải thận trọng đặc biệt ở người bệnh suy thận hoặc đang thẩm tách thận hoặc người cao tuổi khi uống không quá liều tối đa thông thường 1 g/ngày.

Liệu trình điều trị thông thường là 7 ngày.

Viên bao phim và hỗn dịch uống không tương đương sinh học với nhau, nên không thể thay thế nhau theo tương quan mg/mg.

Liều lượng thuốc tiêm:

Chỉ sử dụng thuốc tiêm cephalosporin trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng. Thuốc tiêm cefuroxim là dạng muối natri. Có thể tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 đến 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch.

Người lớn:

Liều thông thường là 750 mg, 8 giờ một lần, nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch 1,5 g, 8 giờ hoặc 6 giờ một lần.

Trẻ em và trẻ còn rất nhỏ:

30 mg đến 60 mg/kg thể trọng/ ngày, nếu cần có thể tăng đến 100 mg/ kg/ngày, chia làm 3 – 4 liều nhỏ. Trẻ sơ sinh có thể cho dùng tổng liều hàng ngày tương tự, nhưng chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Trường hợp suy thận:

Có thể cần giảm liều tiêm. Khi độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 10 – 20 ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750 mg, 12 giờ một lần. Khi độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, dùng liều người lớn thông thường 750 mg mỗi ngày một lần.

Người bệnh đang thẩm tách máu, dùng liều 750 mg vào cuối mỗi lần thẩm tách. Người bệnh đang thẩm tách màng bụng định kỳ và đang lọc máu động mạch – tĩnh mạch định kỳ, liều thích hợp thường là 750 mg, ngày hai lần.

Viêm màng não do chủng vi khuẩn nhạy cảm:

Người lớn, tiêm tĩnh mạch liều 3 g, 8 giờ một lần; trẻ em và trẻ còn rất nhỏ, tiêm tĩnh mạch liều 200 – 240 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều nhỏ; sau 3 ngày hoặc khi có cải thiện về lâm sàng có thể giảm liều tiêm tĩnh mạch xuống 100 mg/kg thể trọng/ngày. Trẻ sơ sinh, tiêm tĩnh mạch 100 mg/kg/ngày, có thể giảm liều xuống 50 mg/kg/ngày khi có chỉ định lâm sàng.

Bệnh lậu:

Dùng liều duy nhất 1,5 g. Có thể chia làm 2 mũi tiêm 750 mg vào các vị trí khác nhau, ví dụ vào hai mông.

Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật:

Liều thông thường là 1,5 g tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật, sau đó tiếp tục tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 750 mg, cứ 8 giờ một lần cho tới thời gian 24 đến 48 giờ sau. Trong thay khớp toàn bộ, có thể trộn 1,5 g bột cefuroxim với xi măng methylme- thacrylat.

Quá liều

Phần lớn thuốc chỉ gây buồn nôn, nôn, và ỉa chảy. Tuy nhiên, có thể gây phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, nhất là ở người suy thận.

Xử trí quá liều:

Cần quan tâm đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh.

Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch. Nếu phát triển các cơn co giật, ngừng ngay sử dụng thuốc; có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng. Thẩm tách máu có thể loại bỏ thuốc khỏi máu, nhưng phần lớn việc điều trị là hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng.

Quá liều cephalosporine có thể gây kích thích não dẫn đến co giật.

Nồng độ cefuroxime có thể được giảm bằng cách thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.

Dược lực :

  • Cefuroxime axetil: dạng thuốc uống, liều biểu thị theo số lượng tương đương của cefuroxim.
  • Cefuroxim natri: dạng thuốc tiêm, biểu thị theo số lượng tương đương cefuroxim.
  • Cefuroxime là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ II.

Dược động học :

Sau khi uống thuốc, cefuroxime axetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxime vào hệ tuần hoàn.

Thuốc hấp thu tốt nhất khi được uống trong bữa ăn.

Nồng độ tối đa trong huyết thanh (2-3mg/l cho liều 125 mg, 4-6mg/l cho liều 250mg, 5-8mg/l cho liều 500mg và 9-14mg/l cho liều 1g) đạt được vào khoảng 2-3 giờ sau khi uống trong bữa ăn. Thời gian bán hủy trong huyết thanh từ 1 đến 1,5 giờ. Mức độ gắn kết với protein thể hiện khác nhau từ 33-50% tùy theo phương pháp được dùng.

Cefuroxime không bị chuyển hóa và được đào thải bởi quá trình lọc ở cầu thận và sự thải ở ống thận.

Dùng probenecide đồng thời sẽ làm tăng diện tích dưới đường cong đến 50%.

Nồng độ trong huyết thanh của cefuroxime bị giảm bằng thẩm phân.

Chỉ định của thuốc Cefuroxim như thế nào?

Cefuroxim Axetil được dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến vừa đối với những bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp, viêm xoang tái phát, bệnh viêm tai giữa, viêm amidan hay bị viêm họng tái phát bởi vi khuẩn nhạy cảm gây nên.

Chỉ định của thuốc Cefuroxim như thế nào?

Cefuroxim Axetil còn hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm do những vi khuẩn nhạy cảm gây nên. Thuốc còn được các bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh lý Lyme ở thời kỳ đầu với những triệu chứng ban đỏ lang do Borrelia Burgdorferi.

Dạng thuốc tiêm Cefuroxim Natri sẽ giúp cơ thể có thể chống lại nhiễm khuẩn ở thể nặng đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra,… Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật Cefuroxim Natri cũng được tiêm để dự phòng nhiễm khuẩn.

Thuốc Cefuroxim chống chỉ định

Cefuroxim có khả năng chống chỉ định đối với một số trường hợp như sau:

  • Những đối tượng có tiền sử dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.
  • Trước khi dùng thuốc mọi người cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của nguwoif bệnh với Penicillin, Cephalosporin/ những loại thuốc khác.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin;
  • Những người quá mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc, bởi vậy mọi người cần phải thận trọng và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ khi dùng Cefuroxim cho người bệnh trước đây đã bị dị ứng với Penicillin.
  • Dùng thuốc kháng sinh Cefuroxim hiếm khi gây nên sự biến đổi chức năng thận, tuy nhiên mọi người hãy kiểm tra thận trọng trước khi dùng thuốc điều trị, đặc biệt là đối với những người đang bị bệnh.
  • Nên giảm liều thuốc Cefuroxim tiêm ở những người suy thận tạm thời/ mãn tính, bởi những người này có nồng độ kháng sinh trong huyết thanh cũng có thể ở mức cao và kéo dài dù cho dùng liều lượng bình thường.
  • Cefuroxim dùng dài ngày có thể làm cho những chủng không nhạy cảm pháp triển quá mức, bởi vậy khi dùng thuốc cần thải theo dõi bệnh cẩn thận. Trong trường hợp bị bội nhiễm nghiêm trọng cần phải ngưng sử dụng thuốc.
  • Những đối tượng bị viêm đại tràng màng giả có thể xảy ra khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng. Bởi vậy, cần phải quan tâm chẩn đoán bệnh và điều trị bằng Metronidazol cho người bị tiêu chảy do khi dùng kháng sinh.

* Lưu ý khi dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai

Những nghiên cứu đã cho thấy không có những dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản/ có hại đến thai trong thời gian dùng thuốc Cefuroxim. Những trường hợp mang thai dùng thuốc này điều trị viêm thận – bể thận cũng không ảnh hưởng hay gây những biến chứng đối với trẻ sơ sinh sau khi mẹ dùng thuốc. Cephalosporin là loại thuốc được xem khá an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ về liều dùng cũng như cách dùng thuốc sao cho an toàn.

* Liều dùng thuốc đối với phụ nữ trong thời gian cho con bú

Cefuroxim sẽ bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Những nhà khoa học cho rằng nồng độ này không gây ảnh hưởng đến trẻ cho bú mẹ. Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý nếu xuất hiện những tình trạng như tiêu chảy, nổi phát ban,…

Tác dụng phụ của thuốc cefuroxim

Khi dùng thuốc Cefuroxim, người bệnh có thể bị xảy đến một vài tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ của thuốc cefuroxim

  • Tiêu chảy
  • Tại vị trí tiêm hoặc truyền có thể bị đau rát, viêm tĩnh mạch
  • Có những phản ứng phản vệ từ cơ thể, nhiễm nấm Candida.
  • Cơ thể bị sần sùi nổi ban
  • Bị buồn nôn.

Và tùy cơ địa mỗi người thì thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Do vậy, khi phát hiện ra có các dấu hiệu lạ trên cơ thể cần nói ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.

Tìm kiếm có liên quan

  • cefuroxim 500mg – thuốc biệt dược
  • Cefuroxim 500mg
  • Cefuroxim 500mg giá
  • Cefuroxim 250mg
  • cefuroxim 125mg/5ml
  • Cefuroxim 125mg dạng bột
  • Cefuroxim 500mg có dùng được cho bà bầu không
  • Cefuroxim được thu
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...