Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Hạ sốt nhanh, không phải lúc nào cũng đúng!

Hạ sốt nhanh, không phải lúc nào cũng đúng!

Chia sẻ:

Phải làm sao để hạ sốt nhanh cho trẻ? Cách hạ sốt an toàn là gì? đã và đang trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi một khi cơ thể trẻ bị sốt cao, nếu không được hạ sốt nhanh chóng có thể gây ra biến chứng co giật, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, thậm chí gây ra di chứng thần kinh, não, liệt toàn thân và tử vong.

Thời điểm nhất định bạn cần hạ sốt nhanh cho trẻ?

Sốt là một phản ứng miễn dịch trên cơ thể, cho thấy nhiệt độ sẽ cao hơn ở mức bình thường được xác định qua việc đo nhiệt độ bằng các thiết bị chuyên dụng như: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử…

Tìm kiếm trên Google

Hạ sốt nhanh

Tại mỗi thời điểm trong ngày, nhiệt độ cơ thể sẽ không hoàn toàn đồng đều. Tuy nhiên, phản ứng sốt xảy ra khi kết quả đo nhiệt độ cho thấy ở mức trên 37 độ C.

Các bậc cha mẹ nên biết, không phải cứ có hiện tượng sốt là nguy hiểm. Sốt là phản ứng xảy ra khi cơ thể gặp phải sự tác động của nhiều yếu tố.

Trong đó chủ yếu là do virus hoặc nhiễm khuẩn gây ra. Ngoài ra, sốt có thể xuất hiện khi trẻ mọc răng, tiêm vắc xin, phản ứng thuốc…

Vậy cha mẹ cần hạ sốt nhanh cho trẻ khi nào? Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết khi trẻ có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần hạ sốt nhanh cho trẻ:

  • Nhiệt độ đo được tại nạch trên 37,2 độ C.
  • Nhiệt độ đo được ở miệng của trẻ là 37,8 độ C trở lên.
  • Nhiệt độ được ở thái dương, tai hoặc vùng trực tràng từ 38 độ C trở lên.

Lúc này, ngoài nhiệt độ cơ thể tăng rõ rệt, trẻ còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, khát nước… Nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt chủ yếu được xác định do hệ thống miễn dịch kém, cơ thể bị nhiễm virus hoặc ký sinh trùng.

Một số cách hạ sốt nhanh được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm

Để giúp trẻ hạ sốt nhanh, giảm bớt sự mệt mỏi, khó chịu… Dưới đây là một số cách hạ sốt nhanh từng được rất nhiều các bậc phụ huynh áp dụng:

Dùng khăn mềm thấm nước ấm để hạ sốt

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, khi trẻ bị sốt cao cha mẹ có thể sử dụng khăn mềm thấm nước ấm và lau các vị trí như cổ, nách, bẹn… Đây là các vị trí có nhiệt độ cao khi trẻ bị sốt. Việc chườm nước ấm sẽ có tác dụng làm giãn nở hệ thống mạch máu và làm mát cơ thể.

Để thực hiện, cha mẹ có thể lưu ý như sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, nhưng đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức ổn định, thông thoáng.
  • Chuẩn bị một chậu nước ấm nhỏ, dùng khăn xô thấm vào nước và vắt cho ráo.
  • Đưa khăn chườm ở các vị trí như nách, cổ và hai bên háng của trẻ.
  • Cha mẹ lau thường xuyên trong khoảng 40 phút, cho đến khi cơ thể bé hạ nhiệt.

Mặc quần áo mỏng, chất liệu thấm hút và mát

Nhiều bà mẹ vì kiến thức y khoa eo hẹp, nên cho rằng trẻ bị sốt, chân tay lạnh và cần phải ủ ấm, thậm chí là mang tất và quấn khăn… Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này không những không giúp cơ thể trẻ hạ nhiệt, mà còn làm cho nhiệt độ tăng nhanh chóng.

Do đó, để hạ sốt nhanh tại nhà, cha mẹ nên cho cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt.

Nên uống nhiều nước, bổ sung thêm dưỡng chất giàu vitamin C

Một trong những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị sốt là háo nước, khô môi, khô miệng… Nên với các trẻ còn bú mẹ, mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên. Với các em bé lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm nước lọc, sữa và các loại nước ép trái cây giàu vitamin C…

Sử dụng các loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên

Chắc hẳn ai cũng từng nghe đến một số cách hạ sốt nhanh từ dân gian như: sử dụng lá rau diếp cá, lá tía tô, lá ngải cứu hoặc tắm nước gừng… Đây đều là các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, được rất nhiều các mẹ sử dụng để hạ nhiệt khi trẻ sốt.

Sử dụng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt thường được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng khi trẻ có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C. Thuốc hạ sốt cho trẻ thường được bào chế dưới dạng siro hoặc gói.

Đồng thời, bố mẹ chỉ cho trẻ uống đúng với liều lượng chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần. Sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt thì có thể sử dụng thuốc, nhưng không được quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Một vài lưu ý quan trọng khi thực hiện hạ sốt nhanh cho trẻ?

Trên đây là một số cách hạ sốt nhanh, được đông đảo các mẹ tìm hiểu và áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp hạ sốt ở trên chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi trẻ bị sốt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý tiềm ẩn.

Vì vậy, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, liên tục mà cha mẹ không thăm khám, không tìm hiểu rõ về nguyên nhân. Rất có thể triệu chứng sốt sẽ gây ra phản ứng và để lại nhiều hậu quả khôn lường, tác động đến hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp…

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, ngay khi trẻ có biểu hiện sốt, cha mẹ nên:

  • Đo nhiệt độ và nhanh chóng đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm máu, tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị cần thiết.
  • Nếu bé bị sốt trên 38.5 độ C thì bạn có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt tại nhà như: chườm ấm, uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đi khám ngay.
  • Những trường hợp bị sốt và có tiền sử co giật hoặc bị nôn trớ khi uống thuốc hạ sốt, hạ sốt nhưng không đỡ… cần phải nhanh chóng chọn thuốc hạ sốt đặt hậu môn và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Trong trường hợp sốt cao và bị co giật, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, và thao tác:

  • Cho trẻ nằm nghiêng, không được gập đầu bé vì sẽ khó thở, giữ nguyên như vậy.
  • Tuyệt đối không được vỗ lưng, vuốt ngực trẻ…
  • Khi qua cơn co giật, cơ thể bé dần mềm ra. Miệng có bé đã mở ra được thì bạn nên đặt miếng khăn vào miệng trẻ để phòng tránh cơn co giật tiếp theo.
  • Sau đó, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí đúng cách.

Không nên cho trẻ mặc quá ấm. Chỉ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Tuyệt đối không nên áp dụng các cách hạ sốt dân gian như: bôi nước đá, rượu, đắp lá… lên cơ thể trẻ. Bởi thực tế các phương pháp hạ sốt này chưa được khoa học công nhận về hiệu quả thực sự.

Hơn nữa, khi bạn hạ sốt nhanh cho con chưa rõ nguyên nhân, có thể dẫn đến các phản ứng khác xảy ra trong cơ thể, khiến trẻ bị ngộ độc, và đe dọa tính mạng.

Thực tế, có rất nhiều cách hạ sốt nhanh cho trẻ, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Bởi hạ sốt cho trẻ khi cha mẹ chưa hiểu rõ về nguyên nhân sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy.

Do đó, tốt nhất khi trẻ có biểu hiện sốt cao, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn… Cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ, để được thăm khám và xử trí an toàn.

Tìm kiếm có liên quan

  • Cách hạ sốt nhanh cho trẻ
  • Cách hạ sốt cho người lớn bằng gừng
  • Cây thuốc Nam chữa hạ sốt
  • Thuốc hạ sốt
  • Sốt 38 độ có nên uống hạ sốt
  • Kinh nghiệm hạ sốt cho bé
  • Ăn gì để hạ sốt
  • Cách hạ sốt cho trẻ 40 độ
tin cùng chuyên mục
beta-hcg

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy...

cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...