Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Bà bầu có nên ăn na?

Bà bầu có nên ăn na?

Chia sẻ:

Na là một loại trái cây ưa thích của nhiều người không chỉ bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn bởi đây là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc ăn na sẽ gây nóng, do đó không tốt cho sức khỏe của sản phụ. Vậy bà bầu có nên ăn na không ? Ăn như thế nào cho đúng? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Lợi ích của quả na đối với sức khỏe của sản phụ

Na là một loại quả rất quen thuộc với nhiều gia đình người Việt. Không chỉ có mùi vị đặc biệt thơm ngon, loại quả này còn có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, việc tiêu thụ na với một mức độ phù hợp có thể mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho các sản phụ.

Bà bầu có nên ăn na

  • Ăn quả na trong thai kỳ để thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi

Trong quả na có chứa nhiều vitamin B6 –  hoạt chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Việc tiêu thụ loại quả này một cách đều đặn sẽ hỗ trợ trong việc hình thành các dây thần kinh, các tế bào hồng cầu cũng như các kháng thể trong cơ thể thai nhi. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi mắc phải bệnh chàm hoặc bị nhẹ cân. Đối với sản phụ, việc bổ sung vitamin B6 sẽ giúp làm giảm biểu hiện ốm nghén trong giai đoạn đầu khi mang thai.

  • Giảm bớt đau đớn khi chuyển dạ

Việc thai phụ ăn na với một mức độ vừa phải có thể giúp giảm đau trong quá trình sinh nở em bé. Đồng thời quả na cũng làm hạn chế nguy cơ sinh non.

  • Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Hàm lượng sắt cần thiết khi mang thai là khoảng 30 mg/ngày và quả na là một nguồn cung cấp khoáng chất này cho cơ thể. Sắt có một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu và các enzym hệ miễn dịch. Từ đó, giúp sản phụ tăng cường sức đề kháng.

  • Ngăn ngừa nguy cơ táo bón

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả na sẽ giúp tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó, hạn chế nguy cơ táo bón, khó tiêu và các vấn đề khác tại đường tiêu hóa.

  • Làm giảm tình trạng ốm nghén

Thành phần vitamin B6 có trong quả na giúp các sản phụ giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng giúp các sản phụ làm dịu thần kinh, xua tan cảm giác căng thẳng, lo lắng và thậm chí hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm ở sản phụ.

  • Ăn quả na trong thai kỳ để đào thải độc tố

Loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, do đó nó giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể của sản phụ. Các hoạt chất này cũng giúp khắc phục tình trạng chuột rút do tử cung to lên chèn ép lên các mạch máu trong thai kỳ.

  • Giảm bớt đau răng

Nếu như mẹ đang bị đau răng hoặc viêm nướu trong quá trình mang thai do sự mất cân bằng nội tiết, nhu cầu canxi của thai nhi thì việc ăn na có thể giúp làm giảm bớt cơn đau đấy.

  • Khắc phục tình trạng tiêu chảy

Việc ăn trái na là một cách điều trị tiêu chảy hay kiết lỵ ở sản phụ một cách đơn giản và hiệu quả.

  • Ngăn ngừa bệnh sản giật

Magiê có trong quả na là một khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Bởi nó giúp các sản phụ điều hòa trạng thái thần kinh, cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch. Đồng thời, giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh sản giật, sinh non và tử vong sản khoa.

  • Việc tiêu thụ quả na trong thai kỳ để điều trị các bệnh ngoài da

Phần thịt của trái na được coi là một vị thuốc tự nhiên giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng da như loét hay áp xe. Các bạn có thể đắp phần thịt quả na lên vùng bị viêm nhiễm hai lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Bà bầu có nên ăn na không?

Bà bầu có nên ăn na không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Na được xếp vào nhóm các loại trái cây tốt cho sản phụ. Bởi loại hoa quả này mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi.

Na là loại quả chứa thành phần dinh dưỡng rất phong phú. Na là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin cũng như các khoáng chất thiết yếu như: kali, sắt, magie, canxi,… rất có lợi cho sức khỏe.

Với những sản phụ đang bị ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn thì việc tiêu thụ quả na hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình hình. Na cũng giúp các sản phụ điều chỉnh tâm lý và duy trì cân nặng, ngăn ngừa tình trạng suy nhược khi mang thai.

Đặc biệt, na còn giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh, đồng thời cải thiện chất lượng sữa để nuôi dưỡng em bé. Thành phần vitamin A và vitamin C có trong na còn giúp cung cấp độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa cho da.

Bà bầu có nên ăn na không? Tuy đây là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng các chị em mang thai cần ăn na với một mức độ vừa phải. Việc ăn na quá mức có thể sẽ gây nóng trong, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa hay táo bón trong thai kỳ.

Các tác dụng phụ không mong muốn khi ăn na

Quả na có mùi thơm đặc biệt, và hương vị thơm ngon, hấp dẫn, được rất nhiều người ưa thích bởi tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn na qua mức sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Nổi mụn nhọt và táo bón: Mẹ bầu thường thích ăn na vì cho rằng na rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều loại quả này có thể gây nóng trong người.

Điều này khiến cho nhiều sản phụ bị bị táo bón, mọc mụn nhọt, mẩn ngứa, hơi thở có mùi hôi… Do đó, các sản phụ cần lưu ý nếu đang bị bệnh nóng trong, thì nên tránh ăn quá nhiều.

  • Làm tăng lượng đường huyết: Đối với người mắc đái tháo đường, đặc biệt là mẹ bầu có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn na bởi trong loại quả này có lượng đường tương đối cao.

Một số lưu ý quan trọng dành cho các sản phụ khi ăn na

Tuy quả na mang lại nhiều lợi ích “đáng nể” đối với sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn na để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Các sản phụ chỉ nên tiêu thụ những quả na đã chín. Những quả na còn xanh ăn sẽ có vị chát và có thể khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề tại đường tiêu hóa.
  • Không nên ăn những quả na vỏ có nhiều vảy màu trắng, bị chảy nước, đặc biệt những quả na đã bị thâm đen, mềm, có vị ủng. Bởi rất có thể chúng đã có giòi và bị thối rữa.
  • Hạt trái na có chứa độc tố. Do đó, các mẹ bầu nên tránh nuốt phải hạt na hay cắn vỡ hạt na khi ăn loại trái cây này.
  • Các sản phụ đang bị bệnh tiểu đường thì cũng được khuyến cáo tránh ăn nhiều na bởi trong na có lượng đường khá cao.
  • Mỗi ngày ăn một trái na là mức độ hợp lý dành cho các mẹ bầu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Qua bài viết trên, mẹ bầu đã có thể lý giải được băn khoăn bà bầu có nên ăn na không. Đây là loại trái cây được các bác sĩ chuyên khoa khuyên các sản phụ nên bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, các sản phụ cũng cần chú ý một số nguyên tắc để tận dụng được tối đa những lợi ích của loại trái cây này, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.

Tìm kiếm trên Google: 

tin cùng chuyên mục
cham-kinh-bao-lau-thi-sieu-am-duoc

Chậm kinh bao lâu thì siêu âm được?

Những chị em mong ngóng muốn biết mình đã có con hay chưa ngoài việc sử dụng...

beta-hcg

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy...

cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...