Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Chia sẻ:

Mướp đắng không chỉ là một loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một vị thuốc quý trong sức khỏe, “thần dược” của sắc đẹp. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn đang nghi ngờ về tính an toàn của thực phẩm này. Vậy bà bầu ăn mướp đắng được không? Để có câu trả lời cho vấn đề này, đừng bỏ lỡ các thông tin ở bài viết dưới đây nhé !

Hé lộ những lợi ích của của mướp đắng đối với sức khỏe con người

Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, làm sáng mắt, nhuận tràng,…Đây còn được biết đến như một vị thuốc quý, có tác dụng trị liệu bổ trợ với bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, hoạt chất charatin có trong quả mướp đắng có công dụng làm giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.

Tìm kiếm trên Google

Bà bầu ăn mướp đắng được không

Ngoài ra, mướp đắng có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Đồng thời, hàm lượng chất xơ dồi dào có trong mướp đắng sẽ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Các bạn có thể chế biến mướp đắng cùng với một số thực phẩm khác trong các bữa ăn hằng ngày hoặc sử dụng nó như một loại trà, nước giải khát.

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Bà bầu ăn mướp đắng được không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Việc ăn nhiều mướp đắng sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong quá trình mang thai, các chị em chỉ ăn khổ qua với một mức độ giới hạn.

Thời gian tốt nhất để sản phụ ăn mướp đắng vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ bởi vì khi đó nguy cơ sảy thai đã được giảm xuống. Đây chính là câu trả lời chính xác cho băn khoăn bà bầu ăn mướp đắng được không.

Các lợi ích không ngờ của mướp đắng đối với sức khỏe của thai phụ

Việc ăn mướp đắng mang lại một số tác dụng tích cực đối với sức khỏe của bà bầu như sau:

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi: Hàm lượng axit folic có trong mướp đắng khá cao, đây là hoạt chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, việc sản phụ ăn mướp đắng sẽ giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống như: dị tật ở ống thần kinh, nứt đốt sống,…
  • Cải thiện tình trạng táo bón: Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ như: táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…có thể được thuyên giảm khi sử dụng mướp đắng. Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong mướp đắng sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, khiến sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ: Khổ qua có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả vì nó chứa khoáng chất charantin và polypeptide-P, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của các mẹ bầu sẽ bị suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều tác nhân có hại. Trong mướp đắng có chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu sắt và canxi.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Trong mướp đắng còn có chứa kẽm, sắt, mangan, kali, sắt, magiê và kẽm. Các dưỡng chất này đều vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của thai nhi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Hàm lượng chất xơ có trong mướp đắng sẽ giúp kiềm chế cơn đói của bạn. Điều này giúp bạn duy trì cân nặng hợp và hạn chế việc ăn các món ăn vặt không lành mạnh.

Các rủi ro mà mướp đắng có thể mang lại cho sức khỏe của sản phụ

Tuy mang lại khá nhiều lợi ích cho bà bầu, các mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng bởi điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực dưới đây:

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc ăn mướp đắng với mức độ quá nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy… Từ đó, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Dẫn đến ngộ độc: Mướp đắng có các chất có thể gây ngộ độc như quinine, saponic glycosides, vicine và morodicine. Các loại độc tố này khi hấp thụ vào cơ thể, có thể gây các biểu hiện ngộ độc như nôn ói, đau thắt bụng, nhức đầu, tiêu chảy, hôn mê… Ngoài ra, nếu các sản phụ ăn phải những quả mướp đắng được trồng từ vùng đất bị nhiễm kim loại nặng sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, tổn thương gan.
  • Kích thích sảy thai, sinh non: Việc ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai cũng có thể kích thích tử cung co bóp, có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non.

Lưu ý mà các mẹ bầu cần ghi nhớ khi ăn mướp đắng

Mướp đắng thường được biết đến là một loại quả an toàn, lành tính và không dễ gây ra kích ứng, tuy nhiên đối với các sản phụ quá nhạy cảm thì hiện tượng dị ứng vẫn có thể xảy ra.

Mướp đắng có thể tác động trực tiếp đến lượng đường huyết của cơ thể. Chính vì vậy, các sản phụ bị tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại quả này. Bởi mướp đắng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Việc ăn mướp đắng quá nhiều hoặc sai cách sẽ gây phản tác dụng, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Do đó, các sản phụ chỉ nên ăn mướp đắng với số lượng ít.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, các sản phụ cần phải thận trọng với chế độ ăn uống bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

Các nhóm thực phẩm mà thai phụ cần bổ sung vào chế độ ăn uống để đảm bảo sự phát triển của thai nhi sẽ bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

  • Tinh bột:

Tinh bột vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể sản phụ. Trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, không thể thiếu các món như cơm, xôi, bún, phở, khoai lang… để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

  • Canxi:

Để thai nhi phát triển toàn diện, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều canxi như trứng gà, sữa, bơ, chuối…và uống bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Protein

Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết để duy trì năng lượng và đẩy mạnh quá trình phát triển của thai nhi. Những thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể bao gồm: thịt bò, cá và trứng cá, trứng, đậu, bí ngô, đậu phộng…

  • Vitamin và khoáng chất

Vitamin và các chất khoáng có ở trong các loại rau xanh và hoa quả tươi như: củ cải, bắp cải, bông cải, rau bina, cà rốt, bí ngô, chuối, nho, cam… là dưỡng chất vô cùng quan trọng để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé, thúc đẩy khả năng hấp thu chất sắt trong cơ thể sản phụ.

Ngoài ra, các mẹ bầu cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và những món mặn, thực phẩm hải sản có hàm lượng thủy ngân cao; thịt tái, sống; pho mát mềm; thực phẩm cay nóng… để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu sẽ có câu trả lời chính xác cho vấn đề bà bầu ăn mướp đắng được không cũng như biết được các nhóm thực phẩm cần bổ sung trong thai kỳ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.

Tìm kiếm có liên quan

  • Bà bầu có nên an mướp đắng xào trứng
  • Lỡ ăn mướp đắng khi mang thai
  • Bà bầu 4 tháng an khổ qua được không
  • Bà bầu an mướp hương được không
  • Bà bầu ăn mướp nhất được không
  • Bà bầu tắm mướp đắng
  • Bà bầu không nên ăn gì
  • Bầu 1 tháng an khổ qua được không
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...