Thời gian làm việc từ 8h00 - 20h00 Tất cả các ngày trong tuần

được sở y tế cấp phép

“ Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe ”

hotline: 03.56.56.52.52

Từ 8h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần

Trang chủ » Hỏi đáp sức khỏe » Bà bầu ăn nhãn có sao không?

Bà bầu ăn nhãn có sao không?

Chia sẻ:

Bà bầu ăn nhãn có sao không?

Nhãn (âm Hán Việt: “long nhãn“; nghĩa là “mắt rồng” vì hạt có màu đen bóng) là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Từ rất lâu nay câu hỏi bà bầu ăn nhãn có sao không đã là chủ đề được bàn tán rất nhiều trên các diễn đàn sức khỏe dành cho các mẹ đang mang thai, hôm nay Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi sẽ có lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi bà bầu ăn nhãn có sao không? nên ăn nhiều hay ít? ăn vào thời gian nào…

Bà bầu ăn nhãn có sao không

Bà bầu ăn nhãn có sao không

Bác sĩ chuyên khoa cho biết các bà mẹ tương lai cần thận trọng khi ăn nhãn vì thai phụ thường có triệu chứng nóng và dễ bị táo bón. Do vậy, việc ăn nhiều nhãn sẽ làm cho cơ thể nóng hơn và sự phát triển của thai nhi dễ bị rối loạn dễ dẫn đến chảy máu và đau bụng, thậm chí gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu ăn nhãn với liều lượng vừa phải, chỉ khoảng 200 – 300g/ngày, bạn có thể nhận được một số lợi ích từ thứ quả này.

Thành phần của quả nhãn

Nhãn hay long nhãn thực chất chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Theo thống kê, trong 100g nhãn đã bóc vỏ có chứa những chất dinh dưỡng sau:

  • Protein: 1,31g
  • Vitamin C: 84mg
  • Riboflavin: 0,14mg
  • Carbohydrate: 15,14g
  • Chất xơ: 1,1g
  • Canxi: 1mg
  • Kali: 266mg
  • Magiê: 10mg
  • Phốt pho: 21mg
  • Chất béo: 0,1g.

Những lợi ích từ quả nhãn các mẹ bầu nên biết

Nếu thèm nhãn, bạn hãy ăn vừa phải, điều độ. Nhãn vẫn có một số lợi ích nhất định với thai kỳ nếu mẹ bầu ăn vừa phải.

Tìm kiếm trên Google

1. Tăng cường thể lực cho bà bầu

Phụ nữ mang thai đôi khi cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Nhãn có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này vì nó có chứa nhiều loại đường khác nhau như glucose và sucrose nên giúp phục hồi năng lượng. Ăn nhãn thường xuyên còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

2. Đánh bay các bệnh về đường tiêu hóa

Nếu đang băn khoăn không biết liệu bà bầu ăn nhãn được không thì loại trái cây này có thể giúp bạn cải thiện các bệnh về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ. Nếu bị nghén trong những tháng đầu và hay buồn nôn, nôn, khó đi tiêu, đầy hơi hay tiêu chảy thì bạn có thể ăn nhãn. Nhãn có chứa chất béo và protein thực vật rất có ích trong việc kích thích quá trình trao đổi chất.

3. Phương thuốc xổ giun tự nhiên

Nhãn có thể là phương thuốc tẩy giun hiệu quả vì có chứa axit tartic. Khi mang bầu, việc uống thuốc có thể gây một số ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn bầu bí, những trái nhãn sẽ giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng nhiễm giun một cách an toàn.

4. Cung cấp vitamin cho bà bầu

Nhãn là một nguồn vitamin dồi dào cho phụ nữ đang mang thai. Vitamin C trong nhãn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé. Cung cấp vitamin cho mẹ qua trái nhãn là một cách tự nhiên và không gây tác dụng phụ như một số loại thực phẩm chức năng.

Có thể bạn chưa biết về quả nhãn?!

Đông y cho rằng, long nhãn vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.

Nhiều bài thuốc từ long nhãn được giới thiệu để sử dụng như những người tâm huyết không đủ, tim đập nhanh, hay hồi hộp, mất ngủ, hay quên có thể lấy 15g long nhãn, cho vào nước đun lên ăn trước khi đi ngủ. Nếu bị tỳ hư, đi tả, lấy 15g long nhãn, 3 miếng gừng tươi, đổ nước vào đun lên uống.

Thiếu máu, thần kinh suy nhược có thể lấy 6 quả nhãn, 10 hạt sen, 10 quả khiếm thực đổ nước vào đun nhừ rồi ăn.

Long nhãn có tác dụng phụ vị ngọt trợ hỏa (nóng), nếu như tỳ vị hỏa thịnh, ho ra máu, đầy bụng nôn tháo, đầy hơi khó chịu thì không nên ăn long nhãn.

Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh… và rất nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, quả nhãn lại “chống chỉ định” với phụ nữ có thai vì phụ nữ có thai phần lớn có triệu chứng nóng trong, nếu ăn nhãn dễ khiến tình trạng động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, có nguy cơ dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, không nên ăn nhiều  nhãn vì dễ sinh non.

Ngoài ra, loại quả này là nguyên nhân gây ra mụn nhọt nên người đang bị mụn nhọt cũng không nên ăn nhiều. Lượng đường cao trong nhãn cũng không phù hợp với người đang bị béo phì, người muốn giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường, người bị tăng huyết áp.

Một số chia sẻ của mẹ bầu khi ăn nhãn

Trên diễn đàn mẹ và bé, nhiều mẹ bầu lo sợ không dám ăn nhãn vì sợ ảnh hưởng đến con. Chị Khuất Thu Hà – Dương Nội, Hà Nội kể năm 2013, chị mang thai lần đầu và vào mùa nhãn nên chị ăn rất nhiều nhãn vì nghĩ nhãn ngọt, ngon.

Tìm kiếm trên Google

Vì lúc mang thai chị Hà nghỉ ở nhà nên thơì gian rảnh rỗi càng ăn vặt nhiều. Trong đó món nhãn cả chị và ông xã đều thích nên mua nhiều hơn. Sau khi ăn cả túi nhãn to, chị Hà đã bị đau bụng và chảy máu âm đạo. Chồng chị vội đưa vào viện nhưng bác sĩ kết luận bị sảy thai và nghi do ăn nhãn.

Chị Hà lúc ấy mới tìm hiểu thì nhiều người nói mang thai không nên ăn nhiều nhãn nhưng chị chủ quan nghĩ hoa quả loại nào cũng tốt, nhãn vào mùa ăn cũng yên tâm hơn các hoa quả nhập khẩu khác.

Chị Nguyễn Thị Thảo – Kim Liên, Hà Nội kể, chị mang thai bé Sò vào mùa hè nên nhãn cũng là hoa quả phổ biến. Chị Thảo có tham gia buổi trò chuyện với bác sĩ về chăm sóc thai cũng như nên ăn gì, kiêng gì. Trong buổi nói chuyện, chị Thảo nghe bác sĩ tư vấn không nên ăn nhiều nhãn, ăn cà muối, quả đào lúc mang thai và cả thai kỳ chị đều hạn chế các loại quả đó dù rất thích ăn.

Các tìm kiếm liên quan đến bà bầu ăn nhãn

  • Bầu 3 tháng cuối an nhãn được không
  • Lỡ an nhãn khi mang thai
  • Bà bầu an nhãn Webtretho
  • Bầu 3 tháng cuối có nên an nhãn không
  • Bà bầu an nhãn có sao không
  • Bà bầu an nhãn được không Webtretho
  • Bà bầu nên an nhãn như thế nào
  • Bà bầu an vải được không
tin cùng chuyên mục
cach-thu-thai-dan-gian

Cách thử thai dân gian

E ngại việc mua que thử thai hoặc xấu hổ khi phải đến các cơ sở y tế chuyên...

ba-bau-nam-vong-duoc-khong

Bà bầu nằm võng được không?

Bà bầu nằm võng được không? mang thai nằm võng có sao không? Là thắc mắc của...

quan-he-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Tình dục có một vai trò quan trọng trong đời sống vợ chồng kể cả khi mang...

sinh-mo-bao-lau-thi-quan-he-duoc

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? là thắc mắc chung của rất nhiều các cặp...

cach-lam-co-be-chay-nuoc

Cách làm cô bé chảy nước

Việc “cô bé” chảy nước tràn trề chính là dấu hiệu chứng tỏ nàng hoàn...

cham-kinh-7-ngay-di-sieu-am-duoc-chua

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa?

Chậm kinh 7 ngày đi siêu âm được chưa? Là thắc mắc của rất nhiều bạn gái,...